Vừa qua, Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) tuyên bố Đại Tây Dương chỉ còn sót lại khoảng 450 con cá voi, 17 trong số này đã chết trong năm 2017.
Một thống kê khác về loài cá voi đầu bò từng phổ biến ở Bắc Đại Tây Dương cho thấy chỉ còn khoảng 100 con.
Cá voi đầu bò đang biến mất với tốc độ chóng mặt trên Đại Tây Dương - ảnh: AP
Ông John Bullard, Giám đốc khu vực Đông Bắc của Cơ quan thủy sản thuộc NOAA, khuyến cáo đã đến lúc chúng ta phải nói tới từ "tuyệt chủng" bởi tình hình của cá voi đang hết sức nguy kịch. Hoàn toàn có thể xảy ra một "năm tử thần" trong tương lai gần với sự suy giảm số lượng hoàn toàn, sau đó là xóa sổ loài cá voi khỏi trái đất.
Các tuyên bố trên vừa được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng Thủy sản New England. Các chuyên gia cho biết ngoài sự suy giảm chung về số lượng, người ta còn phát hiện con cái chết nhiều hơn con đực rõ rệt.
Một nghiên cứu xuất bản gần đây trên tạp chí Nature Scientific Reports cho thấy cá voi có thể bơi xa khỏi nơi cư trú hơn chúng ta tưởng để mạo hiểm tìm thức ăn do ảnh hưởng của biến đổi môi trường.
Mặt khác, cá voi ngày càng đụng độ con người nhiều hơn, bị mắc kẹt trong các tấm lưới đánh bắt. Những con từng bị kẹt vào ngư cụ tự sản sinh ra các hormone bất lợi cho việc sinh sản do thời gian bị cầm tù đã gây stress rất lớn.
Theo các chuyên gia, nếu không có biện pháp bảo vệ loài cá voi ngay lúc này, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự tuyệt chủng của loài vật này trong tương lai gần. Lượng cá voi trên các đại dương đã sụt giảm rất nhanh chóng kể từ năm 2010 và ngày một nghiêm trọng.
Bình luận (0)