Một miệng hố khổng lồ được phát hiện tại bán đảo Yamal thuộc Siberia. Có nhiều phỏng đoán xung quanh hiện tượng kỳ lạ này như miệng núi lửa, một vụ nổ khí đốt tự nhiên hay thậm chí là thiên thạch.
Miệng hố khổng lồ bí ẩn ở Syria
Sau khi được một máy bay trực thăng phát hiện, ngày 16-7 vừa qua các nhà khoa học đã bắt tay vào thám hiểm và đo đạt miệng hố bí ẩn này. Tuy nhiên, ngay cả khi một số thông tin và số liệu được các nhà khoa học làm sáng tỏ thì nguyên nhân hình thành miệng hố vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Cuộc điều tra cho thấy hố kỳ lạ này có đường kính khoảng hơn 30 m, nhỏ hơn so với ước tính ban đầu. Miệng hố sâu ước khoảng 90 m.
Một số ý kiến cho rằng miệng hố rất có thể được hình thành bởi một “pingo” – một đặc tính địa chất thường được tìm thấy ở những khu vực có băng vĩnh cửu như đảo Yamal. Pingo là một núi băng vĩnh cửu được tạo nên từ kết cấu của băng ngầm. Dưới sức ép của các mạch nước ngầm, núi băng này trồi lên trên bề mặt đất. Tại đây, nó gặp nhiệt độ lạnh hơn và đóng băng. Nhưng khi nhiệt độ tăng cao, núi băng sẽ tan chảy tạo ra miệng hố khổng lồ.
Một khả năng khác được đưa ra là do mặt đất ấm lên, những khối băng ngầm có thể giải thoát khí đốt tự nhiên tích tụ qua hàng ngàn năm. Khí này buộc phải thoát ra khỏi lòng đất bằng cách phá vỡ bề mặt, tạo nên hố bí ẩn trên.
Theo các nhà khoa học, khả năng thiên thạch rơi là gần như không thể, bởi người dân bản địa không hề nghe thấy ra bất cứ động tĩnh gì. Họ cũng bác bỏ giả thiết về đĩa bay.
Andrey Plekhanov – chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Nghiên cứu Bắc Cực - nói với tờ Siberian Times: “Khả năng rất cao miệng hố được tạo thành bởi áp lực đè nén dưới lòng đất. Khi chúng giải phóng sẽ phá vỡ bề mặt đất tạo nên hiện tượng này”.
Bình luận (0)