xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh báo nguy hiểm từ các nguồn phóng xạ thất lạc

Chánh Trung ghi

(NLĐO) – Người dân hoàn toàn có thể tự nhận diện các nguồn phóng xạ bằng mắt thường để tránh tiếp xúc gây nguy hiểm hoặc phát hiện, hỗ trợ cơ quan chức năng thu hồi các nguồn phóng xạ bị thất lạc.

 

Một thiết bị chụp ảnh công nghiệp có chứa phóng xạ
Một thiết bị chụp ảnh công nghiệp có chứa phóng xạ

Trong những ngày vừa qua sự việc nguồn phóng xạ Cs-137 trong Nhà máy xi măng Bắc Kạn bị mất trong quá trình lưu giữ tại kho tiếp tục khiến dư luận lo ngại về việc đảm bảo an toàn cho các nguồn phóng xạ tại Việt Nam hiện nay. Đến nay việc tìm kiếm vẫn đang được tích cực triển khai thực hiện; đồng thời Cơ quan an ninh điều tra - Công an tỉnh Bắc Kạn cũng đang điều tra xác minh sự việc.

Để giúp người dân nhận diện được nguồn phóng xạ để tránh xa hoặc giúp cơ quan chức năng thu hồi các nguồn phóng xạ bị thất lạc, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đã cung cấp các thông tin cảnh báo và hướng dẫn như sau:

Một thiết bị có chứa phóng xạ dùng trong công nghiệp
Một thiết bị có chứa phóng xạ dùng trong công nghiệp

Mối nguy hiểm của nguồn phóng xạ


Ban đỏ sớm và bị hoại tử sau một thời gian bị chiếu xạ bởi nguồn Ir-192

Ban đỏ sớm và bị hoại tử sau một thời gian bị chiếu xạ bởi nguồn Ir-192

Đối với nguồn phóng xạ phát bức xạ ion hóa: đây là loại bức xạ không mầu, không mùi, không vị nhưng có thuộc tính cơ bản là đâm xuyên và ion hóa vật chất, nó là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho con người. Người trực tiếp tiếp xúc với nguồn phóng xạ nếu không ở khoảng cách an toàn, không mặc đồ bảo hộ chuyên dụng sẽ nhiễm xạ. Tùy mức độ thẩm thấu: nhẹ thì chóng mặt, buồn nôn; nặng có thể tổn thương các mô sống gây ung thư và dẫn đến tử vong.

Nhận diện nguồn phóng xạ

 

Ba biểu tượng cảnh báo phóng xạ
Ba biểu tượng cảnh báo phóng xạ

 

Có biểu tượng cảnh báo bức xạ: có 1 trong 3 biểu tượng sau đây gắn tại khu vực đặt thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ hoặc trên thiết bị bức xạ và vật chứa nguồn phóng xạ nhằm cảnh báo cho công chúng biết không được lại gần hoặc phá vỡ vỏ này, nếu không sẽ rất nguy hiểm, có khả năng gây ra chết người hoặc tổn thương nghiêm trọng.

Khi phát hiện nguồn phóng xạ

Khi phát hiện thiết bị hoặc vật thể có biểu tượng hoặc hình dạng như trên: tránh xa, không đến gần, không chạm vào; không trực tiếp di dời vật thể; không mở ra, không cố tháo hoặc đập vỡ vật thể

Thông báo khẩn cấp cho:

•       Tổng đài 114

•       Công an nơi gần nhất

•       Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, ĐT: 08. 39326903 – 08. 39325671, Địa chỉ: 244 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3 TP HCM

•       Cục An Toàn Bức xạ và Hạt nhân, ĐT: 04.38220298, Địa chỉ: 70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.

Nhiều vụ thất lạc nguồn phóng xạ xảy ra trước đây:

Ngày 23-12-2003, Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động Clinke. Đến nay, vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.

Ngày 26-5-2005, Viện Công nghệ Xạ hiếm Hà Nội cũng đã bị mất cắp 54,8 mg chất phóng xạ. Người lấy cắp đã đem hộp phóng xạ bán cho một điểm thu mua phế liệu và sau đó vẫn chưa tìm được hộp phóng xạ này.

Ngày 17-5-2006, Viện Công nghệ Xạ hiếm thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam sửa chữa các gian kho tầng 6, nơi chứa nguồn đồng vị phóng xạ, nên chuyển nguồn sang gian bên cạnh dành chỗ cho thi công. Đến 14h ngày 29-5-2006, cơ quan này phát hiện nguồn đồng vị phóng xạ trên bị mất. Nguồn phóng xạ này sau đó được thu hồi.

Tháng 7-2006, Cty Cổ phần Xi măng Sông Đà tháo phần thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng để sửa chữa. Ngày 8-8-2016, phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị này bị mất. Đến nay, chưa có thông tin thu hồi được.

Ngày 28-12-2007, Công ty TNHH Anpha tại TP Vũng Tàu, chuyên hoạt động chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn, phát hiện bị mất nguồn phóng xạ. May mắn là sau đó không lâu, nguồn phóng xạ thất lạc đã được tìm thấy.

Vào tháng 9-2014, cơ quan chức năng, người dân, Cục An toàn bức xạ hạt nhân đã đi tìm kiếm khắp TP HCM để tìm thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium – 192 của của công ty TNHH Apave bị thất lạc. Sau 6 ngày truy tìm, từ nguồn tin của quần chúng, thiết bị được phát hiện tại một căn phòng trọ nằm trong hẻm 111 đường Vườn Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú. Ngay sau đó, công an, các cơ quan liên quan đã tiến hành phong tỏa, thu hồi được thiết bị an toàn.

Mới đây nhất là vụ thất lạc nguồn phóng xạ ở TP Vũng Tàu. Khoảng giữa tháng 3-2015 sau khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy thép Pomina 3 phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) đã bị thất lạc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa tìm thấy nguồn phóng xạ này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo