"Thông tin nhiều hơn không phải lúc nào cũng chính xác hơn". Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Yale (Anh), sau cuộc khảo sát và thí nghiệm với 1.800 người tham gia.
Nắm bắt cảm xúc, suy nghĩ của người khác dường như là điều ai cũng cố gắng để làm trong mọi cuộc giao tiếp. Chúng ta dùng mọi giác quan cho công việc ấy, trong đó mắt và tai được cho là hai giác quan quan trọng nhất.
Đôi khi tập trung lắng nghe một cuộc điện thoại có thể khiến người ta hiểu nhau hơn là cuộc trò chuyện đối diện - Ảnh: DAILY MAIL
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 5 thí nghiệm đối với 1.800 tình nguyện viên này. Các thí nghiệm được xây dựng theo nhiều kiểu khác nhau, bao gồm việc mặt đối mặt và nói chuyện, chỉ nói chuyện mà không được nhìn nhau hoặc chỉ nhìn nhau mà không nói.
Các kết quả cho thấy nhóm người chỉ lắng nghe giọng nhau mà không nhìn có điểm số cao hơn cả trong việc nắm bắt cảm xúc của người họ vừa trò chuyện. Điểm số kém nhất ở những người chỉ được nghe máy tính đọc lại lời của người mà họ đang trao đổi, thay vì nghe trực tiếp. Bất kể nội dung, tình huống này được cho là không tạo được sự giao thoa cảm xúc giữa con người.
Tiến sĩ Micahel Kraus, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết phát hiện mới này dường như đi ngược lại với nhiều nghiên cứu trước đó, vốn đề cao khả năng nhận biết cảm xúc qua phân tích khuôn mặt. Tuy nhiên, điều này không có gì khó hiểu bởi con người vốn có nhiều kỹ năng hơn về việc che giấu cảm xúc biểu hiện trên khuôn mặt. Vì vậy, họ dễ biểu lộ cả những điều họ muốn che giấu qua lời nói hơn.
Việc tập trung vào một giác quan cũng giúp người lắng nghe có khả năng thẩm định chính xác hơn giọng nói đối phương vì họ không bị nhiễu loạn bởi các thông tin - bao gồm cả sự cố ý che giấu cảm xúc - trên khuôn mặt.
Bình luận (0)