Kỹ sư âm thanh Unto Laine từ Đại học Aalto ở Phần Lan đã cố gắng ghi lại những âm thanh kỳ lạ phát ra từ bầu trời vào một đêm quả cầu plasma CME đáng sợ "hạ cánh" xuống từ quyển của Trái Đất.
Một đợt cực quang lớn xảy ra ở gần cực Bắc Trái Đất - Ảnh: ISS/NASA
Các CME thường đi sau bão địa từ (bão Mặt Trời), là một dòng plasma năng lượng cao. Nếu nó va chạm với từ quyển của Trái Đất, các hạt từ gió Mặt Trời sẽ được gia tốc dọc theo các đường sức từ đến các vĩ độ cao, "đổ mưa" xuống tầng trên của bầu khí quyển và tương tác với các hạt trong khí quyển, tạo nên cực quang kỳ ảo.
Những âm thanh kỳ lạ giống như tiếng lộp độp, lách tách từ bầu trời, đôi khi giống tiếng nứt vỡ, tiếng va chạm đã được ghi lại nhờ thiết bị đặc biệt được thiết lập gần làng Fiskars - Phần Lan.
Clap Sounds of Northern Lights- - Sound Source 70m Above Ground Level
Dữ liệu được tham chiếu chéo với các hoạt động địa từ do Viện Khí tượng Phần Lan ghi lại, đồng thời so sánh với các dữ liệu âm thanh khác để lọc bỏ tạp âm. Cuối cùng họ đã lọc được khoảng 60 âm thanh kỳ lạ liên quan đến sự thay đổi trong từ trường Trái Đất với độ chính xác 90%.
Đặc biệt, đó là những âm thanh mà tai người hoàn toàn nghe được.
"Những âm thanh phổ biến hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ, nhưng khi mọi người nghe thấy chúng mà không nhìn thấy cực quang, họ nghĩ rằng đó chỉ là tiếng nứt của băng hoặc có thể là một con chó hoặc một số động vật khác" - tác giả Unto Laine nói với Science Alert.
Các tác giả cũng nói thêm rằng âm thanh thường chỉ xuất hiện trong các màn cực quang "hoang dã" nhất, và cũng có lúc trở nên mạnh mẽ như tiếng thác nước.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội nghị Âm học UROREGIO/BNAM2022,
Bình luận (0)