Xương hàm đàn ông thời cổ liên quan đến cuộc đấu tranh để chiếm phụ nữ và nguồn tài nguyên
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biological Reviews, GS David Carier và cộng sự lập luận rằng cơ cấu ngày càng rắn chắc hơn của xương hàm đàn ông thời cổ liên quan đến cuộc đấu tranh để chiếm phụ nữ và nguồn tài nguyên, đồng thời cho thấy bạo lực là khuynh hướng then chốt của những thay đổi trong quá trình tiến hóa. Nghiên cứu ghi nhận đó cũng là điểm khác biệt quan trọng trong khung xương mặt giữa nam và nữ giớí.
Những khảo sát hóa thạch đã cho thấy người australopithecus - tiền nhân trực tiếp của chi người - cũng đã có cơ cấu xương mặt vững chắc. Theo GS Carrier, nhiều năm trước đây, sự rắn chắc đặc biệt ở xương hàm trong tiến hóa được xem là để thích nghi với thực phẩm nhưng những khảo sát gần đây trên răng người australopithecus đã đặt nghi vấn về tính xác thực của giả thuyết về thực phẩm đó.
Hóa thạch cho thấy người australopithecus - tiền nhân trực tiếp của chi người - cũng đã có cơ cấu xương mặt vững chắc.
GS Carrier và TS vật lý Michael Morgan nêu giả thuyết về cạnh tranh bạo lực khiến khung xương mặt đàn ông được củng cố vững chắc hơn trong quá trình tiến hóa.
Trong cuộc đấu tranh đó, xương hàm là nơi dễ bị tổn thương. Ông Carrier nói: “Khoảng 4 triệu năm trước, nếu bạn gãy xương hàm đó có thể là vết thương trí mạng”.
Nhóm nghiên cứu cho rằng người bị thương như vậy có thể chết đói do không ăn uống được. Do đó, quá trình tiến hóa củng cố xương hàm đàn ông, bảo vệ con người cổ trước nguy cơ nói trên.
Bình luận (0)