Cuộc khai quật của Bộ Văn hóa Hy Lạp đã giúp hiều kiến trúc cổ xưa đã dần lộ diện trên hoang đảo. Nổi bật nhất là một tòa nhà được xây dựng như pháo đài bảo vệ hòn đảo, bên trong có nhiều cổ vật bao gồm một bia khắc đá bí ẩn nói về vị chủ nhân lẫy lừng nhất của pháo đài - vua cướp biển khét tiếng Glauketis, từng hoạt động vào thế kỷ 4 trước Công Nguyên.
Cận cảnh "đảo kho báu" ở Hy Lạp và tấm bia mang thông tin về vua cướp biển - Ảnh: BỘ VĂN HÓA HY LẠP
Những dòng chữ cho biết vua cướp biển Glauketis thời bấy giờ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều dân cư trong vùng, nhưng cuối cùng đã bị chính quyền Athen đánh bại. Trong quãng thời gian lẫy lừng của mình, ông đã hùng cứ hòn đảo này và rất nhiều đảo lân cận.
Pháo đài gồm 15 căn phòng rộng rãi bên trong những bức tường đá khổng lồ, đồng thời là cửa ngõ dẫn dến cảng biển trọng yếu. Người xây nên nó là đế chế Byzantine cổ đại.
Các cổ vật được khai quật trên đảo - Ảnh: BỘ VĂN HÓA HY LẠP
Ngoài vua hải tặc, nhiều con người thuộc những đế chế khác nhau từng ngự trị trên hòn đảo này liên tục từ thế kỷ thứ 12 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, khi dịch bệnh buộc những cư dân cuối cùng rời khỏi đảo.
Một kiến trúc đặc biệt khác, xưa cũ hơn cũng được tìm thấy gần đó: một tòa vương cung thánh đường chắc chắn từng rất lộng lẫy. Những bức tường đá của thánh đường chủ yếu được lấy từ các tòa nhà thời trước, nhưng nhiều cấu trúc được đầu tư bằng các vật liệu đắt giá. Một bàn thờ và nhiều cột đỡ bằng cẩm thạch đã được tìm thấy.
Vương cung thánh đường trên hòn đảo - Ảnh: BỘ VĂN HÓA HY LẠP
Trong 2 công trình nói trên, người ta cũng tìm được rất nhiều cổ vật quý giá, nhiều nhất là các mảnh gốm.
Các nhà khảo cổ nhấn mạnh rằng nghiên cứu chỉ mới bắt đầu, dù những gì phát hiện được đã đủ cho thấy hòn đảo là một kho báu khảo cổ vô cùng giá trị. Nhiều cuộc khai quật khác đang được chuẩn bị để đưa ra thế giới trọn vẹn những gì hoang đảo này cất giấu bất lâu.
Bình luận (0)