xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng rễ cây sậy xử lý nước thải bệnh viện

Thanh Lê

Hệ thống xử lý nước đạt chất lượng để có thể xả thẳng ra môi trường, đồng thời không sản sinh ra bùn, mùi hôi...

Công trình xử lý nước thải bằng phương pháp rễ cây sậy tại Bệnh viện Nhân Ái (huyện Thác Mơ, tỉnh Bình Phước)do TS-BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, làm chủ nhiệm vừa được Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM nghiệm thu ngày 12-6. Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nhân Ái sẽ giải quyết được toàn bộ nước thải của trung tâm trước khi thải ra hồ Thác Mơ. Theo TS-BS Lê Trường Giang, đây là phương pháp tối ưu về kinh tế và phù hợp nhất với điều kiện địa hình, hiện trạng của tỉnh Bình Phước hiện nay.

img
Cây sậy (Phragmites communis) được dùng để xử lý nước thải. Ảnh: C.T.V

Bệnh viện Nhân Ái là bệnh viện chuyên khoa chuyên chăm sóc điều dưỡng và điều trị những bệnh nhân nhiễm AIDS giai đoạn cuối. Quy mô giường bệnh năm 2008 là 800 giường. Tính trung bình, mỗi bệnh nhân sử dụng khoảng 100-200 lít nước sạch/ngày. Tính ra, lượng nước thải ra mỗi ngày không hề nhỏ và hiện nay chỉ có hướng duy nhất là thải ra lòng hồ Thác Mơ. Điều đáng nói đây là khu dân cư sinh sống tập trung và đang có chiều hướng phát triển, lại sử dụng nguồn nước chủ yếu lấy từ hồ Thác Mơ. Trước đây, nước thải từ nhà vệ sinh và nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý cơ học trong một hố chứa và sau đó được thẩm thấu vào đất, cho chảy ra sông ngòi, vào lòng hồ. Như vậy, nếu nước thải không được xử lý đạt yêu cầu sẽ gây ô nhiễm nguồn nước hồ Thác Mơ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây ảnh hưởng dư luận xã hội.


Cây sậy được chọn để xử lý nước thải (có tên khoa học là Phragmites communis) là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hệ sinh vật quanh rễ loại cây này có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thu kim loại nặng trong nước thải y tế. Cây sậy có thân dày và có thể đạt đến chiều cao 4 m khi sống trong điều kiện tối ưu sau 5 năm. Rễ cây sậy có nhiệm vụ làm tăng lượng ôxy trong bể cát và bảo đảm  khả năng chảy qua lâu dài của cát. 


Hệ thống xử lý nước thải dựa trên nguyên tắc sinh học. Nước thải sinh hoạt và y tế được dẫn cho chảy vào một bể cát trồng cây sậy. Nước bẩn sẽ được thấm qua rễ, tại đây, các vi khuẩn sẽ hoạt động làm giảm các chất trong nước thải. Sau đó, nước tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc rồi chảy xuống những ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. Nước thải sau khi xử lý sẽ bảo đảm các thông số ô nhiễm đều nằm trong mức giới hạn cho phép về lượng pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, coliforms... Về cấu tạo, bể cát có đáy và mặt bên được phủ một lớp nhựa chống thấm dày 1,5 mm để chống nước thải rò rỉ xuống nước ngầm. Bên ngoài bể cát có hàng rào bao quanh để chống sự xâm nhập của người và các loại động vật như heo, nai, bò... gây hư hỏng thiết bị.


Hệ thống xử lý nước đạt chất lượng để có thể xả thẳng ra môi trường, phương pháp này cũng không sản sinh ra bùn, mùi hôi và tiếng ồn, tuổi thọ thiết bị cao, có thể lên đến 75 năm. Phương pháp này đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới như Thụy Sĩ, Đức...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo