Theo hãng thông tấn Xinhua, gấu trúc “Jinzhu” 11 tuổi đã sinh ra 2 con cái vào ngày thứ hai ở khu bảo tồn tự nhiên Wolong nằm ở vùng núi phía tây nam tỉnh Sichuan. Điều ngạc nhiên là trước đó Jinzhu bị coi là gấu đực từ lúc sinh ra vào năm 1996.
Wei Rongping, Trợ lý giám đốc của trung tâm nghiên cứu khu bảo tồn, nói: “Jinzhu đã được coi là giống đực vì đặc điểm giới tính thứ hai của nó u phồng lên và hành vi của nó. Khi hai con gấu trúc tỏ ra hoàn toàn hờ hững, các nhà chuyên môn quyết định chuyển sang cách thụ tinh nhân tạo, dẫn đến việc khám phá Jinzhu không có dương vật”.
Jinzhu được gửi trả lại Trung Quốc vào năm 2002 kéo theo sự tranh cãi của các nhà chuyên môn: gấu trúc vừa là động vật lưỡng tính vừa là động vật không phát triển cơ quan sinh dục?
Li Deshen, một nhà nghiên cứu gấu trúc cho biết: “Dương vật của một con gấu trúc trưởng thành chỉ dài khoảng 3 cm. Đây có thể là lý do cho một cuộc tranh cải”.
Cho tới năm 2005, các nhà khoa học mới khám phá vị trí buồng trứng của con gấu trúc này bị đặt nhầm chỗ và đã thực hiện cuộc phẩu thuật kéo dài 2 giờ để giúp nó trở thành một “con cái bình thường”. Sau đó Jinzhu được phối với một con đực vào tháng 3-2007 và 142 ngày sau thì sinh con.
Loài gấu hiếm này là một trong những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng nhất trên thế giới và chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc. Ước lượng có khoảng 1.600 con gấu trúc chưa thuần hóa sống ở khu bảo tồn tự nhiên các tỉnh Schuan, Gansu và Shaanxi của Trung Quốc.
Bình luận (0)