Các chuyên gia từ Bảo tàng Sức khỏe và Y học ở Silver Spring (Maryland, Mỹ) vừa đưa gia lời giải đáp bất ngờ và bi thảm xung quanh bí ẩn về bộ hài cốt "ma cà rồng" được tìm thấy trong một ngôi mộ cuối thế kỷ 18 ở Connecticut (Mỹ).
Bộ hài cốt "ma cà rồng" đang dược trung bày tại bảo tàng - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Trước đó, người đàn ông được đặt bí danh "JB-55" được phát hiện bị chôn cất trong tư thế hộp sọ và xương tay chân bị xếp đống trên phần lồng ngực – giống như biểu tượng đầu lâu xương chéo của cướp biển, cách mà người thời xưa chôn cất một ma cà rồng.
Cuộc khám nghiệm pháp y ngược dòng thời gian đã tìm ra danh tính thật của "ma cà rồng" thế kỷ 18 là một nông dân nghèo tên John Barber. Họ cũng đã tìm ra bí mật cái chết của ông cũng như hàng loạt người vào thời đó: một căn bệnh khiến họ có làn da ngày một xanh xao, cơ thể hốc hác, răng bị tụt nướu nên trông như dày ra, máu chảy ra từ khóe miệng.
Theo chuyên gia DNA Jennifer Higginbotham đến từ Hệ thống Giám định y khoa của Lực lượng vũ trang Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu, căn bệnh đó ngày nay không còn xa lạ. Đó chính là bệnh lao, một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất thế giới. Nhưng với những hiểu biết hạn hẹp ở thế kỷ 18, những người bệnh đáng thương trông như "biến hình" thành ma cà rồng.
Với ông John Baber, căn bệnh đã tàn phá đến nỗi để lại những dấu vết nơi xương sườn của ông. Theo tục lệ thời đó, trái tim của ma cà rồng thường được lấy đi và hỏa thiêu. Tuy nhiên, trái tim của ông Barber có thể đã bị vỡ vì căn bệnh vào lúc ông trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi mất và được chôn cất một thời gian, người ta cải táng người bệnh, xếp đặt bộ xương theo cách mà các nhà khoa học đã tìm thấy ông John Baber. Đó là một cách "phong ấn" con người mà họ tin rằng đã hóa thành sinh vật tà ác, hy vọng ngăn được họ hồi sinh từ mộ phần và tấn công người sống.
Bình luận (0)