Theo SciTech Daily, chúng là một loài cổ đại thuộc ngành sinh vật bé nhỏ, không xương sống ngày nay được gọi là "luân trùng" hay "trùng bánh xe". Các loài hiện đại hơn thuộc ngành luân trùng sống ở khắp các vùng nước trên thế giới, nổi tiếng vì khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Nhưng việc đóng băng suốt 24.000 năm mà vẫn sống khỏe thực sự gây sốc.
Chân dung sinh vật "bất từ" sống dậy sau 24.000 năm bị đóng băng - Ảnh: Stas Malavin
Nhà sinh vật học Stas Malavin từ Phòng thí nghiệm Mật mã đất thuộc Viện Hóa lý và sinh học trong khoa học đất đai (Nga), cho biết những vi sinh vật này đã rơi vào một trạng thái gọi là "cryptobiosis", trong đó cơ thể ngừng hoạt động trên tất cả các chứng năng sinh học. Vì vậy tình trạng đóng băng không hề làm tổn thương tế bào của chúng.
Trước đây họ từng thí nghiệm trên các luân trùng hiện đại hơn và bất ngờ khi thấy sau 10 năm rã đông, chúng vẫn sống khỏe. Họ quyết định tìm kiếm các mẫu vật cổ xưa hơn để xem chúng sống lâu được đến đâu và thứ họ tìm thấy thực sự gây bất ngờ.
Theo Science Alert, sức khỏe của những sinh vật 24.000 tuổi này đợc đánh giá là hoàn hảo. Chúng tiếp tục "la hét" ầm ĩ, ăn và sinh sản bằng cách nhân bản vô tính như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Các sinh vật "bất tử" này được thu thập từ mẫu băng vĩnh cửu sâu 3,5 mét từ sông Alazeya ở Bắc Siberia. Sau khi hồi sinh chúng trong phòng thí nghiệm, 144 cá thể tiếp tục được chọn để đóng băng lại ở nhiệt độ âm 15 độ C, để rồi lại rã đông sau 1 tuần. Đem so sánh với luân trùng hiện đại, họ thấy rằng khả năng hồi sinh sau khi bị đông lạnh giữa 2 nhóm là như nhau!
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.
Bình luận (0)