Chuyên gia thiên văn học Andrew Howard thuộc ĐH California nhận định: “Đối với NASA, con số khoảng 1/5 ngôi sao có hành tinh phần nào giống trái đất thực sự là điều quan trọng”. Ông cho rằng con số hành tinh có khả năng tồn tại sự sống như vậy là tương đối khá phổ biến.
Cộng sự của chuyên gia Howard là Erik Petigura nói: “Khi chúng ta nhìn hàng ngàn ngôi sao trên bầu trời về đêm, ngôi sao có hành tinh giống như mặt trời và trái đất ở khu vực có khả năng tồn tại sự sống cách chúng ta chỉ khoảng 12 năm ánh sáng và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Đó là điều đáng kinh ngạc.
Khu vực hành tinh có kích cỡ giống trái đất và khoảng cách với ngôi sao của nó tương đương khoảng cách giữa mặt trời và trái đất có nhiệt độ phù hợp cho nước ở thể lỏng tồn tại trên bề mặt của hành tinh đó.
Tuy nhiên, GS thiên văn Geoff Marcy cho biết thêm: “Nhiều hành tinh có khí quyển dày khiến bề mặt quá nóng nên những phần tử DNA không tồn tại được. Những hành tinh khác có bề mặt bằng đất đá, có thể chứa nước ở thể lỏng, phù hợp với sự phát triển của các cơ thể sống. Chúng ta không biết có khoảng bao nhiêu dạng hành tinh có môi trường giúp sự sống tồn tại như vậy”.
Bình luận (0)