Nghiên cứu trên vừa được công bố bởi nhóm tác giả đến từ Đại học California, Riverside (UCR, Mỹ) và Đại học Southern Queensland (Úc).
Một mặt trăng xa xôi ngoài hệ mặt trời có thể là bản sao hoàn hảo của trái đất? - ảnh thiết kế của NASA
"Hiện tại chúng ta đã biết được 175 mặt trăng quay quanh 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Tuy nhiên, hầu hết chúng quay quanh Sao Thổ và Sao Mộc, ngoài vùng sinh sống của mặt trời. Nhưng trong các hệ mặt trời khác, tình hình không phải vậy" – giáo sư Stephen Kane, Trung tâm Sinh vật học vũ trụ - Bản sao trái đất thuộc UCR, cho biết.
Sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn Kepler và những tiến bộ khoa học giúp con người có thể quan sát xa hơn ranh giới của hệ mặt trời, các nhà khoa học đã xác định được 121 hành tinh nằm trong "vùng sự sống" của các hệ mặt trời láng giềng, đa phần lớn hơn trái đất của chúng ta nhiều lần.
"Vùng sự sống" có yếu tố quan trọng nhất là khoảng cách từ hành tinh đến ngôi sao của nó, nếu quá gần thì nhiệt độ hành tinh sẽ quá nóng, quá xa thì nước sẽ đóng băng.
Mục tiêu chính của các nhà khoa học không phải là 121 hành tinh nói trên mà là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mặt trăng quay quanh chúng, với kích thước vừa phải và quỹ đạo phù hợp với sự sống hơn.
Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu vừa công bố là cung cấp dữ liệu nhằm xây dựng một hệ thống kính viễn vọng không gian cao cấp hơn, có thể giúp quan sát rõ và tính toán khả năng xuất hiện sự sống trên các mặt trăng ngoài hệ mặt trời này, trước khi thực sự khởi động một kế hoạch du hành.
Bình luận (0)