Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho biết mặt trăng của chúng ta bắn ra mỗi năm đến… 200 tấn nước vì bị vô số thiên thạch nhỏ tấn công.
Cách thức mà vũ trụ khiến mặt trăng khóc - ảnh: DAILY MAIL
Sử dụng một thiết bị trên tàu thám hiểm môi trường bụi và khí quyển trên mặt trăng của NASA (LADEE), tiến sĩ Mehdi Benna, nhà khoa học hành tinh của NASA, và các cộng sự đã phát hiện một lượng nước cao và dị thường trong bầu khí quyển của mặt trăng.
Lượng nước này khiến nhiều dụng cụ trên tàu vũ trụ hóa thành miếng bọt biển đẫm nước. Thật bất ngờ, họ khám phá ra đó chính là "nước mắt" của mặt trăng.
Mặt trăng của trái đất - ảnh: NASA
Hiện tượng kỳ lạ này do các thiên thạch nhỏ rơi xuống mặt trăng, tạo ra một sóng xung kích dội qua các tầng đất của mặt trăng. Những sóng xung kích đủ lớn có thể phá vỡ lớp đất bề mặt khô ráo, giải phóng các phân tử nước từ một lớp ngậm nước bên dưới.
Tiến sĩ Benna cho biết phát hiện này có thể đặt nền móng cho các cuộc điều tra tương lai về nguồn gốc và số phận của mặt trăng, hé lộ nhiều chi tiết thú vị về quá khứ địa chất và quá trình tiến hóa của nó.
Nước trên mặt trăng cũng là lĩnh vực được NASA chú trọng nghiên cứu gần đây. Trong các tuyên bố trước đó, họ hướng đến tìm kiếm một nguồn nước dồi dào và bền vững trên hành tinh này để có thể phục vụ tại chỗ hoạt động trên căn cứ mặt trăng tương lai, đồng thời dùng các phương tiện hiện đại để biến nước và một số vật chất mặt trăng khác thành nhiên liệu tên lửa. Khi đó, mặt trăng sẽ là một "trạm tiếp xăng", một địa điểm trung chuyển hoàn hảo cho các chuyến du hành đến hành tinh khác.
Bình luận (0)