Một phi công vừa phát hiện những hình vẽ mới bao gồm một con rắn dài khoảng 60 m, một con lạc đà và một con chim. Khám phá này do phi công Eduardo Herrán Gómez de la Torre phát hiện khi tình cờ bay ngang qua vùng trời Peru. Những hình vẽ này trước kia bị chôn vùi dưới lớp cát sâu. Sau cơn gió mạnh thổi bay lớp đất cát, chúng mới được phát hiện. Đây được xem như một bằng chứng đào sâu thêm bí ẩn về những hình vẽ trên sa mạc Peru mà lâu nay con người vẫn chưa lý giải nổi.
Hình vẽ chim, lạc đà, rắn mới được phát hiện ở Peru
Lâu nay, sa mạc Peru nổi tiếng bởi những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất mà giới khoa học vẫn hay gọi với cái tên Nazca Lines (đường Nazca). Các Nazca Lines lần đầu tiên được phát hiện từ trên không vào năm 1939 khi một phi công bay qua khu vực Nazca của vùng cao nguyên ven biển Peru. Chúng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1994 với quy mô trải dài hơn 50 dặm (80 km) giữa các thị trấn Nazca và Palpa.
Cận cảnh hình vẽ con rắn trên sa mạc
Hầu hết các Nazca Lines được hình thành bởi một rãnh cạn với độ sâu từ 10 -15 cm, được thực hiện bằng cách gạt bỏ các viên sỏi màu nâu đỏ bao phủ bề mặt của sa mạc Nazca và phơi bày đất màu sáng bên dưới. Đa số hình vẽ thuộc chủ đề thiên nhiên như hoa, cây cối, chim ruồi, khỉ, nhện, thằn lằn... Một số khác thuộc các đường kỷ hà, các vòng tròn bí ẩn, thậm chí có hình ảnh được cho là vẽ người ngoài hành tinh.
Hình ảnh xuất hiện ở sa mạc Peru những năm trước
Hình ảnh con khỉ trên sa mạc
Các nhà khảo cổ đã khám phá được một thành phố bị mất ở kề cận khu vực này, có tên gọi là Cahuachi. Nó được xây dựng vào khoảng gần 2.000 năm trước và bị bỏ rơi một cách bí ẩn 500 năm sau.
Có rất nhiều giả thiết được đưa ra về nguyên nhân hình thành nên Nazca Lines. Một số ý kiến cho rằng đây có thể là thông điệp của người ngoài hành tinh nhưng một số khác lại thiên về khả năng do con người làm ra, bởi các nghiên cứu khảo cổ cho thấy nhiều cọc gỗ phía cuối mỗi đường vẽ. Nhiều người tin rằng con người cổ đại tạo ra chúng nhằm phục vụ cho mục đích tôn giáo, nghi lễ như cầu mưa.
Nhiều người tin rằng con người cổ đại tạo ra chúng nhằm phục vụ cho mục đích tôn giáo, nghi lễ như cầu mưa.
Bình luận (0)