Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã thay đổi DNA của những con chuột để chúng trở nên nhạy với ánh sáng có thể hoạt động khi ký ức mới của chúng hình thành. Sau đó, các nhà nghiên cứu kiểm soát chức năng bộ nhớ tại vùng hippocampus (chuyên kiểm soát trí nhớ ngắn hạn) trong não nhờ sự phát sáng của các protein.
Đầu tiên, những con chuột vào một buồng với những cú kích điện nhẹ để chúng có ký ức xấu về nơi này. Sau đó, chúng được đưa sang buồng khác mới hoàn toàn nhưng không kích điện, đồng thời các nhà khoa học kích hoạt các tế bào thần kinh liên quan đến căn phòng cũ, ngay lập tức những con chuột tỏ ra đầy sợ hãi. Điều này cho thấy chúng đã hình thành một trí nhớ sai về căn buồng đầu tiên mặc dù nó đang ở nơi khác.
Nhà thần kinh học Susumu Tonegawa tại MIT, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Cho dù là ký ức giả hay thật thì cơ chế thần kinh trong não bộ là như nhau. Con người rất giàu trí tưởng tượng nên giống như những con chuột, những sự việc trong quá khứ được lưu lại trong những tế bào não. Một khi được kích hoạt, nó có thể tái xuất hiện lại khiến trí nhớ sai được hình thành”.
Nghiên cứu này có thể mở ra hướng điều trị hữu hiệu đối với các bệnh nhân mất trí nhớ.
Bình luận (0)