Tuy nhiên, ngay cả như thế thì bạn cũng không thể nhận ra sự biến đổi này, vì chỉ có 1,56 thay đổi trên mỗi nucleotit (phần nhỏ của ADN) sau mỗi triệu năm.
Phát hiện này đặc biệt gây ngạc nhiên, bởi thực tế là tuatara (sinh vật đặc hữu chỉ có ở New Zealand) đã không thay đổi ngoại hình nhiều lắm kể từ khi tổ tiên của nó chạy cùng khủng long 225 triệu năm trước.
Mọi thứ có thể nói về sinh vật dài 30 cm này là chậm chạp và ung dung. Tuatara làm mọi việc đều rất từ tốn. "Chúng lớn lên chậm chạp, sinh nở chậm chạp và có cơ chế trao đổi chất rất chậm rãi", đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư David Lambert, từ Đại học Massey ở New Zealand, cho biết.
Tuy nhiên, ở cấp độ ADN, chúng lại tiến hóa rất nhanh chóng.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích ADN từ xương của 33 con tuatara cổ đại, và mẫu máu của 41 con hiện đại, và so sánh với các loài khác. Kết quả là tuatara có tốc độ tiến hóa kỷ lục, theo sau là các loài: chim cánh cụt Adelie, bò rừng châu Âu, chim Moa tuyệt chủng, bò bison, gấu nâu, gấu hang, sư tử hang, bò đực và ngựa.
Tuatara có thể sống đến 100 tuổi, và nhiều con chỉ sinh nở sau 10-15 năm. Nó có ngoại hình của một con khủng long thu nhỏ, là sinh vật máu lạnh, chỉ sống sót khi nhiệt độ trên 25 độ C.
Bình luận (0)