Giáo sư – tiến sĩ Edward Bleiberg, nhà Ai Cập học từ Viện Nghệ thuật và Khảo cổ Ai Cập, hiện đang quản lý Bảo tàng Brooklyn (New York, Mỹ) đã giải mã được một trong các bí ẩn kỳ quái nhất bao trùm các pho tượng cổ Ai Cập: hầu hết chúng đều mất đi chiếc mũi.
Mũi của hầu hết tượng cổ Ai Cập đều bị kẻ trộm mộ phá hủy - ảnh: Bảo tàng Brooklyn
Các pho tượng mất mũi được tìm thấy ở rất nhiều ngôi mộ cổ Ai Cập khác nhau, từ các bức tượng hoàng gia đến các tác phẩm điêu khắc các vị thần được tôn thờ. Nghiên cứu về chất liệu và các yếu tố tự nhiên tác động đến bức tượng, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng đó không phải hậu quả của thời gian mà là một sự hủy hoại có chủ ý.
Hiện tượng gặp cả ở các bức phù điêu - ảnh: - ảnh: Bảo tàng Brooklyn
Ảnh: Bảo tàng Brooklyn
Trong bài viết mới đây trên tạp chí Arts Artsy, giáo sư Bleiberg đã đưa ra lời lý giải cuối cùng: đó là hành động của kẻ trộm mộ nhằm ngăn chặn những linh hồn tức giận tìm cách trả thù.
Theo văn hóa Ai Cập, các tác phẩm điêu khắc được cho là mang phần nào linh hồn của người mà nó đại diện. Khi xâm nhập các ngôi mộ cổ, kẻ trộm mộ với sự sợ hãi và mê tín luôn cho rằng linh hồn cổ xưa ẩn nấp trong các pho tượng có thể làm hại họ.
Ảnh: Bảo tàng Brooklyn
Ảnh: Bảo tàng Brooklyn
Và hành động làm hỏng mũi được truyền qua nhiều đời kẻ trộm mộ như một kiểu "trấn yểm", như một lời nguyền lên các pho tượng: họ tin rằng mất mũi, pho tượng sẽ mất khả năng thở và linh hồn bên trong đó sẽ chết.
Không chỉ các bức tượng, mũi của nhiều hình khắc, khảm trong các mộ cổ Ai Cập cũng bị phá hoại.
Ảnh: Bảo tàng Brooklyn
Song song với việc công bố các phát hiện, giáo sư Bleiberg cho biết ông sẽ tổ chức một triển lãm với nhiều ví dụ về những pho tượng không mũi được khai quật từ mộ cổ Ai Cập. Triển lãm mang tên Striking Power: Iconoclasm in Ancient Egypt, sẽ được tổ chức tại thành phố St. Louis, bang Missouri, Mỹ.
Bình luận (0)