Các nhà khoa học cho rằng mặt trời sắp "đi ngủ". Ảnh: NASA
Từ những nghiên cứu về độ chiếu sáng và vết đen mặt trời, cũng như các hiện tượng khác, chuyên gia thiên văn học Anh Richard Harrison thuộc Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton ở Oxfordshire cho rằng ánh sáng mặt trời ở vào giai đoạn suy giảm đáng kể trong thời gian gần đây theo chu kỳ khoảng 11 năm về sự xuất hiện của vết đen mặt trời.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng chu kỳ nói trên không hẳn luôn đều đặc và trên thực tế có những diễn biến phức tạp hơn. Theo ông Harrison, hiện hoạt động của mặt trời đang xuống thấp và hiện tượng này chưa từng xảy ra trong nghiên cứu về mặt trời của ông từ 30 năm qua.
Một bức tranh sơn dầu ghi lại "kỷ băng hà mini"
Các nhà khoa học cho rằng thời tiết gần đây giống như thời kỳ được gọi là Maunder Minimum diễn ra vào năm 1645 mà nhiều nhà khoa học gọi là “kỷ băng hà mini”. Mùa đông năm đó, sông Thames ở London đã có lúc đóng băng vì nhiệt độ quá thấp. Một số nhà thiên văn học ví von rằng đây là giai đoạn “mặt trời ngủ quên”, kéo dài đến năm 1715.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sinh hoạt của con người trên trái đất ngày nay đã khác xưa nên diễn biến về thời tiết còn có nhiều phức tạp hơn nữa. Hồi năm ngoái Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) cảnh báo có hiện tượng bất thường ở mặt trời.
Bình luận (0)