Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà thiên văn Pierre Vernazza từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Marseille (Pháp) đã đưa ra các bằng chứng mới cho thấy Hygiea, thứ được coi là tiểu hành tinh lớn thứ tư trong hệ mặt trời thật ra là thứ gì đó "cao cấp" hơn: một hành tinh lùn.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu chi tiết về Hygiea mà hệ thống Kính viễn vọng Very Large của Đàu thiên văn Southern European (VLT) ghi nhận được.
Hygiea - ảnh: PA
Các tác giả đã sử dụng mô phỏng máy tính để tái hiện lại vụ va chạm nảy lửa giữa 2 thiên thể lớn xảy ra 2 tỉ năm trước trong Hệ Mặt trời, tạo nên vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc cho đến ngày nay. Một số mảnh vỡ từ vụ va chạm đã kết lại thành những vật thể lớn hơn, bao gồm Hygiea, trước khi trọng lực của Sao Mộc non trẻ kế bên bắt đầu đủ mạnh để chấm dứt quá trình kết tụ, khiến không vật thể lớn nào khác có thể hình thành từ đống hỗn độn đó.
Tuy nhiên Hygiea rất khác so với các tiểu hành tình được tạo nên từ vụ va chạm đó. Nó như một khối tròn khá nhẵn, thiếu đi các miệng hố va chạm. Kết hợp nhiều dữ liệu khác, họ nhận ra rằng Hygiea không hề có hình dạng đó một cách ngẫu nhiên, do các vụ va chạm đẽo gọt thành. Nó có hình tròn nhờ lực hấp dẫn của chính mình!
Đối chiếu với định nghĩa của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU), nó phải là một hành tinh lùn. Định nghĩa đó cho biết hành tinh lùn là những thiên thể quay quanh một ngôi sao đủ lớn để được bao quanh bởi lực hấp dẫn của chính nó, nhưng không có sự thống trị hấp dẫn mạnh mẽ để có thể dọn sạch khu vực xung quanh quỹ đạo của nó bằng cách "nuốt" hoặc đẩy đi các vật thể nhỏ hơn trên đường đi của nó.
Nếu được công nhận, Hygiea sẽ trở thành hành tinh lùn nhỏ nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời, đúng ngang hàng với Ceres, Haumea, Makemake, Eris và cả Sao Diêm Vương – thứ vẫn còn bị coi là hành tinh lùn kể từ khi bị IAU "giáng cấp" năm 2006.
Bình luận (0)