Một số loài động vật như thằn lằn, cua và giun có thể tự ngắt một phần cơ thể để chạy trốn kẻ thù nhưng đây là lần đầu tiên cơ chế tự vệ này được phát hiện ở ốc sên.
Nhà khoa học này đã nghiên cứu tỉ lệ sống sót của loài ốc sên có tên gọi bằng tiếng địa phương là "Isshikimaimai" (tên Latinh là Satsuma caliginosa) được tìm thấy ở Yaeyama (Ishigaki) và Iriomote, khi đưa chúng vào nơi có loài rắn Iwasaki chuyên ăn ốc sên.
Để đối chiếu, ông Hoso đã thực hiện thí nghiệm tương tự với loài ốc sên tìm được trên đảo Yonaguni (cách Ishigaki khoảng 120 km) và là nơi không có loài rắn ăn ốc sên. Kết quả là gần như tất cả số ốc sên này đã bị rắn ăn thịt.
Nghiên cứu cũng cho thấy hành động tự ngắt đuôi xảy ra nhiều hơn ở những con ốc sên non có vỏ chưa phát triển đầy đủ và ít hơn ở những con đã trưởng thành. Ông Hoso tin rằng cơ chế tự vệ của ốc sên sẽ chuyển sang dựa vào vỏ của chúng khi vỏ đã cứng.
TTXVN dẫn lời ông Satoshi Chiba, Giáo sư Trường Đại học Tohoku - chuyên gia về sinh thái học tiến hóa, cho biết các nhà khoa học trước nay không nghiên cứu cơ chế tự vệ giống như thằn lằn ở loài ốc sên vì nghĩ rằng lớp vỏ đã bảo vệ chúng. Vì vậy, đây là một nghiên cứu rất thú vị và có ý nghĩa. Nó cho thấy đặc tính của động vật tự cắt bỏ một phần cơ thể để trốn tránh kẻ thù đã được phát triển từ các điều kiện đặc biệt, trong đó ốc sên tự tiến hóa để đối phó với kẻ thù săn mồi.
Bình luận (0)