Thiết bị đã dò thành công các amino axít từ những mẫu đất tại sa mạc Atacama (Chile) và Thung lũng Panoche (Mỹ). Các mẫu đất ở hai sa mạc này được cho là rất giống các điều kiện trên Hoả tinh. Sa mạc Atacama nhiều năm không có mưa và do ở vùng cao nên nó hấp thụ nhiều ánh sáng tử ngoại. Điều này đã tạo ra một môi trường oxy hoá cao, tương tự môi trường trên sao Hoả.
Theo Alison Skelley thuộc ĐH California, trưởng nhóm nghiên cứu, thiết bị trên sẽ giúp giới khoa học xác định liệu sự sống có tồn tại trên sao Hoả hay không. Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) dự định sử dụng chúng trên phi thuyền ExoMars. Phi thuyền này sẽ được phóng vào năm 2009 hoặc 2011. Tuy nhiên, NASA sẽ không sử dụng thiết bị trên cho Phòng thí nghiệm sao Hoả. Từ nay cho tới lúc đó, các kỹ sư phải làm cho hai thiết bị tự động hoá hoàn toàn và có thể xử lý được 80-100 mẫu đất.
Một robot tự hành mang hai thiết bị trên sẽ xúc mẫu đất rồi đặt nó vào máy dò (Mars Organic Detector - MOD). Mẫu sẽ được nung nóng tới 500 độ C. Nhiệt độ cao sẽ làm cho mọi phân tử hữu cơ biến thành khí và ngưng tự trên một bề mặt lạnh, có phủ chất nhuộm. Chất nhuộm sẽ phát sáng nếu có amino axít. Sau đó, máy phân tích (Mars Organic Analyzer - MOA sẽ tách chúng thành các amino axít khác nhau.
Bình luận (0)