xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NASA công bố ảnh vật thể khiến các chuyên gia thốt lên "người ngoài hành tinh"

Thu Anh

(NLĐO) - Một bức ảnh tuyệt đẹp từ Kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy một vật thể bí ẩn, sáng rực rỡ, tạo nên những vầng hào quang đồng tâm như khiến vũ trụ bị gợn sóng.

Bức ảnh thực ra chụp WR140, một hệ thống gồm 2 ngôi sao quay quanh nhau. Một trong hai là Wolf-Rayet, một loại sao hiếm sáng hơn hàng trăm nghìn lần và nóng hơn nhiều so với Mặt Trời. Chúng đại diện cho giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa đối với các ngôi sao khổng lồ khối lượng gấp hàng chục lần Mặt Trời.

NASA công bố ảnh vật thể khiến các chuyên gia thốt lên người ngoài hành tinh - Ảnh 1.

Khi bức ảnh được NASA công bố, một số chuyên gia đã thốt lên "Đó chắc hẳn là người ngoài hành tinh" vì sự kỳ lạ của nó.

Tuy không phải như thế, nhưng WR140 dưới tầm nhìn kinh ngạc của siêu kính viễn vọng James Webb đã giúp tìm ra bằng chứng đầu tiên về việc ánh sáng sao có thể di chuyển vật chất nhìn thấy được bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.

Theo tiến sĩ Yinuo Han từ Đại học Cambridge - Anh, người đứng đầu một nghiên cứu về WR140, cặp sao đã quay quanh nhau trong một quỹ đạo elip cực gắt và chính sự tương tác của chúng đã tăng sức mạnh của sao Wolf-Rayet vốn đã sáng khác thường, tạo nên một kiểu "pháo hoa vũ trụ".

Cặp vật thể không gian mạnh mẽ này thực sự đã tạo ra những gợn sóng theo nghĩa đen, bởi cứ 8 năm chúng lại gần nhau và sinh ra bụi. Những vòng bụi này bay ra tạo thành những vòng đồng tâm, được thắp sáng bởi ánh sáng cực mạnh từ hệ sao.

Việc các cặp sao đôi tạo ra bụi vốn khá bình thường, nhưng cách chúng tạo ra những vòng bụi đồng tâm như vậy là rất thú vị, cung cấp nhiều điều mới mẻ về cách các ngôi sao tương tác với môi trường xung quanh đặc biệt là dạng sao Wolf-Rayet cực hiếm này.

Kính viễn vọng không gian James Webb là kính viễn vọng tối tân nhất hiện nay, được điều hành chính với NASA, với sự cộng tác của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và CSA (Cơ quan Vũ trụ Canada).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo