Những yếu tố có thể cản trở sự tăng trưởng cây trồng trên mặt trăng được ghi nhận đầu tiên là mặt trăng không có bầu khí quyển, cũng như bức xạ mặt trời và bức xạ vũ trụ cực cao dội lên bề mặt của nó.
Vì vậy, NASA phải dùng một hộp hàn kín chứa đựng không khí để hạt giống có thể nảy mầm trên giấy lọc thấm chất dinh dưỡng.
Trong khoảng từ 5 đến 10 ngày, máy ghi hình sẽ theo dõi quá trình nảy mầm, tỉ lệ tăng trưởng và khả năng phát triển trong điều kiện bức xạ mặt trăng. Các cảnh quay này sẽ được chia sẻ với những trường học ở Mỹ, để học sinh có thể tự làm một chiếc hộp như vậy và so sánh tỉ lệ tăng trưởng của cây trong hộp ở trái đất và mặt trăng.
Chiếc hộp này dự kiến được đưa lên mặt trăng vào năm 2015. Dự án của NASA được xây dựng trên cơ sở công trình của nhà khoa học Bernard Foing thuộc trung tâm nghiên cứu của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) ở Nordwijk - Hà Lan. Hồi năm 2008, ông Foing và cộng sự đã chứng tỏ rằng cây có thể mọc trên đá nghiền có thành phần cấu tạo giống bề mặt của mặt trăng.
Bình luận (0)