Sau lần khai quật cuối cùng, các thầy tu quyết định không đưa di hài vào áo quan mà đặt nó vào một quan tài bằng kính đặc biệt. Cỗ quan tài bằng kính này được đặt trong một căn phòng cũng đặc biệt để các Phật tử có dịp chiêm ngưỡng di hài của vị Lạt ma. Tuy nhiên, mọi sự chụp hình hay quay phim di hài đều bị nghiêm cấm, vì theo lời các thầy tu thì điều đó đi ngược lại truyền thống Phật giáo.
Các nhà khoa học rất ngạc nhiên trước hiện tượng kỳ lạ này và họ đã thỉnh cầu các nhà sư cho phép họ lấy từ di hài một ít tóc và móng tay chân của vị Lạt ma để phân tích. Tiến sĩ Viktor Zvyagin của Viện Giám định pháp y Nga cho biết, nhiều thông số thu được từ di hài của vị Lạt ma không khác gì thân thể của một người sống! Quả thật, làn da vẫn đàn hồi, các khớp có thể hoạt động được... Khi đem phân tích bằng tia hồng ngoại các mẫu mô của nhục thể vị Lạt ma, các nhà khoa học đã ngạc nhiên không thể tin rằng, chúng cũng hoàn toàn giống vời các mô của một người sống!
Hiện tượng bất tử của Lạt ma Dasha-Dorjo Itigelov từ đó đã trở nên nổi tiếng. Có vài lý do giải thích tại sao các xác chết vẫn có thể còn nguyên vẹn sau hàng ngàn năm. Kỹ thuật ướp xác nhân tạo hay tự nhiên chính là một trong các nguyên nhân này. Tiến sĩ y học Viktor Zvyagin cho biết, hiện tượng ướp xác tự nhiên có thể được tìm thấy không chỉ ở các nghĩa trang Nam Phi. Ông cho biết các nhà khảo cổ đã phát hiện trên 200 xác ướp trong tình trạng tốt tại cuộc khai quật khảo cổ ở Quảng trường Manezh, Moskva, nơi tồn tại một nghĩa trang cổ.
Ngoài kỹ thuật ướp xác, các thi thể có thể luôn giữ được tình trạng nguyên vẹn nhờ được xử lý bằng than bùn và chất sáp mỡ, làm cho xác ướp giống như thỏi xà phòng. Xác của Botkin, bác sĩ riêng của gia đình Nga hoàng, được tìm thấy trong điều kiện này.
Tuy nhiên, không một phương pháp nào đã kể ra ở trên được áp dụng để làm cho nhục thể của vị Lạt ma Dasha-Dorjo Itigelov trở nên bất tử. Các nhà sư nói rằng, chỉ có phép yoga cao cấp nhất mới có thể tiêu hủy được vài điều kiện đặc biệt trước khi chết và từ đó nhục thể sẽ trở nên thuần khiết đến mức không thể nào bị phân rã. Họ cũng cho biết, ngoài di hài bất tử của vị Lạt ma Itigelov, có 3 di hài nhà sư còn nguyên vẹn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Một ngôi chùa Tây Tạng, nơi gìn giữ một trong 3 di hài bất tử, đã bị phá hủy vào năm 1959 và nhục thể đã biến mất từ đó.
Hiện tượng di hài bất tử không chỉ xuất hiện trong tôn giáo. Tên sĩ y học Viktor Zvyagin nói rằng, trong một cuộc khai quật khảo cổ ở Ý cách đây 15 năm, người ta cũng đã phát hiện xác một cô gái vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên di hài này hoàn toàn chưa được phân tích và các cuộc nghiên cứu về hiện tượng này hiện mới chỉ thực hiện những bước đầu tiên.
Bình luận (0)