Mạng lưới Fireballs Aotearoa gồm nhiều nhà thiên văn học và các nhà khoa học lĩnh vực khác ở New Zealand đã liên tục nhận được các thắc mắc về những sao băng dị thường màu xanh lá cây lần lượt "đổ mưa" xuống đất nước.
Nhóm khoa học gia chuyên thu hồi các thiên thạch rơi này xác định các vật thể phát sáng xanh bí ẩn có nguồn gốc từ một thiên thạch rất lớn, nổ tung trên mặt biển gần Wellington vào ngày 7-7, tạo ra một vụ nổ âm thanh ở gần mạn dưới Đảo Nam.
Một trong các vật thể lạ phát sáng xanh lá cây lao xuống New Zealand - Ảnh: Greg Price
Một sự kiện nghi vấn khác là một quả cầu lửa nhỏ đã được chụp thấy ở phía trên Canterbury 2 tuần sau đó.
Thế nhưng nếu chúng là những mảnh thiên thạch, hiện tượng phát sáng màu xanh lá cây hết sức bất thường.
Chuyên luận đăng trên The Conversation của tiến sĩ Jack Baggaley, giáo sư danh dự của Đại học Cantebury, thành viên nhóm nghiên cứu, chorằng một số vật thể có thể giàu niken vă sắt. Khi thiên thạch va vào bầu khí quyển với tốc độ lên đến 60 km/giây, một lượng nhiệt khổng lồ sẽ được giải phóng nhanh, đồng thời sắt-niken hóa hơn, tạo nên ánh sáng xanh lục.
Màu xanh sáng được ghi nhận y hệt ánh sáng xanh của cực quang, dù cơ chế khác nhau.
Ngoài ra, khi loạt sao băng Canterbury ập đến vào ngày 22-7, nhưng cơn gió thất thường trên bầu khí quyển đã làm xoắn nhẹ vệt sáng, tạo cho các vật thể chiếc đuôi màu vàng nhạt do các nguyên tử natri liên tục bị kích thích trong một phản ứng xúc tác liên quan đến ozone.
Nhìn chung, việc thiên thạch rơi xuống phía New Zealand là có thật, nhưng không phải những đợt bắn phá dữ dội, chỉ là màu xanh huyền ảo tạo nên cảm giác như đó là những kẻ tấn công rất mạnh mẽ.
Bình luận (0)