Đồng tác giả nghiên cứu này, GS Boris Gansicke thuộc Đại học Warwick - Anh, nhấn mạnh: “Chúng ta biết rằng hệ mặt trời này có sẵn những yếu tố chính để có thể tạo ra một hành tinh tương tự trái đất”.
Giờ đây, khi các mảnh đá rớt dần xuống ngôi sao lùn, các nhà thiên văn học đã có thể nghiên cứu thành phần hóa học của chúng. Họ phát hiện các mảnh đá này có dấu hiệu hóa học của rất nhiều khí ôxy. Điều đó khiến họ cho rằng bản thể trước của thiên thạch có đến 26% là nước (trái đất chỉ có 0,023% là nước).
GS Gansicke cho biết thiên thạch vỡ tại đây có thể bao gồm nhiều lớp băng dày bên dưới lớp đá, tương tự hành tinh lùn Ceres trong hệ mặt trời của chúng ta. Những thiên thạch giàu nước như vậy có thể đã góp phần đem nước đến các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Với những công cụ khoa học hiện đại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định liệu hệ mặt trời này có còn hành tinh nào nữa hay không. Tuy nhiên, nhiều khả năng vẫn còn các hành tinh khác xung quanh nó, thậm chí có thể đã xuất hiện sự sống trên đó.
GS Gansicke cho biết các nhà khoa học mong rằng trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, họ có thể xem xét kỹ càng hệ mặt trời này hơn.
Phát hiện nêu trên vừa được đăng tải trên tờ Science.
Bình luận (0)