Nghiên cứu của nhóm khoa học gia từ Mỹ và Anh, đứng đầu bởi nhà thiên văn Logan Pearce từ Đài quan sát Steward, đã xác nhận sự tồn của một sao lùn đỏ, là bạn đồng hành của KIC 8462852. Như vậy, đây là một hệ sao đôi bất đối xứng, bởi KIC 8462852 là một ngôi sao loại F rất sáng.
Ảnh đồ họa mô tả ngôi sao bí ẩn và người bạn đồng hành là một sao lùn đỏ bé nhỏ - Ảnh: SCIENTIFIC AMERICAN
Theo bài công bố trên Astrophysical Journal, KIC 8462852 được quan tâm bởi nó thường xuyên xuất hiện những bất thường. Đôi khi nó mờ đi một cách khó hiểu tới 20% rồi lại sáng trở lại.
Có 4 giả thuyết chính cho sự bất thường này. Thứ nhất, do các mảnh vỡ không gian đôi khi bay ngang làm chắn bớt ánh sáng đến Trái Đất. Thứ hai, là do một ngôi sao đồng hành chắn bớt ánh sáng. Thứ ba, do một vài hành tinh bí ẩn quay quanh ngôi sao chắn bớt ánh sáng. Thứ tư, là do hoạt động của một nền văn minh ngoài hành tinh, bởi chính Trái Đất của chúng ta cũng lúc mờ lúc tỏ khi nhìn từ không gian xa, do ánh sáng nhân tạo từ hoạt động của con người.
Theo Sci-News, giả thuyết hành tinh quay quanh KIC 8462852 đã được loại bỏ trước đó. Nghiên cứu mới này tiếp tục loại bỏ giả thuyết ngôi sao mờ vì bạn đồng hành, bởi theo tính toán 2 vật thể quay quanh nhau với vận tốc 1,4 km/giây và mất tới 18.600 năm mới quay hết một vòng. Nếu sao lùn đỏ kia thực sự là vật cản ánh sáng, mỗi 18.600 năm nó mới bay qua một lần. Trong khi đó, KIC 8462852 mờ tỏ liên tục.
Vì vậy, công trình gây nên sự thú vị trong giới thiên văn, khi xác suất về sự tồn tại của người ngoài hành tinh thông minh được nâng lên đáng kể. Còn có tên gọi khác là "ngôi sao của Tabby", ngôi sao bí ẩn này nằm trong chòm sao Thiên Nga theo góc nhìn từ Trái Đất.
Bình luận (0)