Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL NASA) vừa công bố kết quả đáng kinh ngạc mà họ đạt được khi phân tích dữ liệu tàu vũ trụ Juno: trái đất không phải hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có nước trong khí quyển!
Bầu khỉ quyển Sao Mộc có lượng hơi nước khá dồi dào - ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin M. Gill
Hành tinh có nước thứ 2 này chính là Sao Mộc. Ước tính nó có tít nhất 0,25% nước trong bầu khí quyển. Đây là một con số khá lớn. Ở trái đất, lượng nước trong khí quyển tùy thuộc vào địa hình, ví dụ ở những đồng bằng nhiệt đới tỉ lệ có thể lên tới 4%, trong khi ở Bắc Cực, Nam Cực hay các ngọn núi cao tỉ lệ hơi nước trong khí quyển chỉ khoảng 0,2%.
Nước đã được tìm thấy khi camera của Juno tiếp cận những đám mây trắng dày ơ xích đạo của Sao Mộc và dùng máy đo phóng xạ vi sóng để đo nước sâu trong bầu khí quyển.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy này cho biết đây việc tính toán được tỉ lệ hơi nước trong bầu khí quyển Sao Mộc là tin vui của giới khoa học bởi nó rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu sự hình thành Hệ Mặt trời. Sao Mộc luôn là đối tượng được chăm sóc đầu tiên bởi một giả thuyết vững chắc cho rằng nó là hành tinh đầu tiên của Hệ Mặt trời, với bằng chứng khá rõ ràng là nó chứa khá nhiều khí và bụi không thuộc về mặt trời.
Trước đó, trong một lần thám thính Great Red Spot – siêu bão màu đỏ hoành hành suốt nhiêu thế kỷ trên Sao Mộc, NASA từng phát hiện dấu hiệu của hơi nước sâu trong cơn bão. Ngoài ra, lượng oxy trên hành tinh này nhiều gấp 2-9 lần mặt trời. NASA cho rằng rất có thể gã khổng lồ khí này tồn tại "một dạng sự sống kỳ lạ".
Bình luận (0)