Theo tờ Space, thứ đặc biệt đó là núi lửa. Ở Trái Đất, núi lửa - một phần của hoạt động địa chất - và toàn bộ những gì gọi là hoạt động địa chất đều rất quan trọng để hành tinh duy trì một bầu khí quyển ổn định.
Ở LP 791-18 cũng vậy. Đó là một hành tinh cực đoan bị khóa thủy triều với sao mẹ. Nhưng với những dấu hiệu đặc biệt cho thấy sự tồn tại của núi lửa, điều kỳ diệu có thể xảy ra.
Ngoại hành tinh bí ẩn LP 791-18 - Ảnh: NASA
Hành tinh nói trên quay quanh một ngôi sao lùn đỏ cách Trái Đất khoảng 90 năm ánh sáng, ở phía Nam chòm sao Cự Tước.
Khóa thủy triều nghĩa là nó luôn chỉ quay về phía sao mẹ với một mặt duy nhất, y như cách Mặt Trăng bị khóa thủy triểu với Trái Đất. Vì vậy nó có hai mặt, một mặt ban ngày, một mặt ban đêm. Cả hai mặt đều được bao phủ bởi vô số núi lửa.
Nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi giáo sư thiên văn học Bjorn Benneke từ Viện Nghiên cứu ngoại hành tinh ở Montreal - Canada và tiến sĩ Jessie Christiansen từ Viện Khoa học ngoại hành tinh của NASA, những người đã tìm thấy núi lửa trên LP 791-18, đặt kỳ vọng vào mặt ban đêm.
"Mặt ban ngày có lẽ sẽ quá nóng để nước lỏng tồi tại trên bề mặt. Nhưng với số lượng hoạt động núi lửa mà chúng tôi nghĩ đang tồn tại trên khắp hành tinh, có thể cho phép nước ngưng tụ ở mặt ban đêm cũng như duy trì bầu khí quyển" - tiến sĩ Benneke nói.
LP 791-18 là hành tinh thứ 3 được xác định trong hệ sao đặc biệt này. Hai hành tinh còn lại lần lượt lớn hơn Trái Đất khoảng 20% và 2,5 lần. Cả ba đều được phát hiện bởi "thợ săn ngoại hành tinh" TESS của NASA.
Chắc chắn nó sẽ được nghiên cứu, vì mối tương quan giữa núi lửa và sự sống vẫn mãi là câu hỏi lớn và thú vị trong ngành sinh vật học vũ trụ.
"Ngoài khả năng cung cấp bầu khí quyển, các quá trình này có thể khuấy động các vật liệu mà nếu không có núi lửa sẽ chìm xuống và mắc kẹt trong lớp vỏ, bao goofm cả những thứ chúng ta cho là quan trọng với sự sống như carbon" - tiến sĩ Christainen nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.
Bình luận (0)