Loài ếch cổ đại này khá hiếm gặp và hiện trạng quần thể của chúng trong tự nhiên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong danh lục sách đỏ của IUCN (2007) loài ếch gáy dô được xếp ở bậc DD (thiếu dẫn liệu). Sinh cảnh sống của chúng là các vũng lầy hoặc ven các suối trong rừng trên núi đất thấp nằm ở độ cao 150-700m so với mực nước biển, nơi có những tảng đá mẹ nằm rải rác.
Trước đây các nhà khoa học chỉ biết loài ếch này phân bố ở miền Nam Việt Nam (Đắc Lắc, Lâm Đồng, Kiên Giang) và Campuchia (O’Rang, Pichrada, Siem Pang) và giờ đây phát hiện ra chúng còn sống ở Đồng Nai.
Việc tìm thấy loài ếch gáy dô có vùng phân bố ở khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho thấy còn rất nhiều loài bò sát và lưỡng cư ở đây cần được quan tâm, nghiên cứu phân loại nhằm đưa ra những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hợp lý để bảo vệ không chỉ với những loài quý hiếm.
Vài năm trở lại đây khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã được quan tâm bảo tồn. Nhiều loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam như bò tót Bos Gaurus, cá rồng Scleropages Formusus, voi Elephas Maximus… đã quay trở về với rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với khu bảo tồn non trẻ và chịu rất nhiều những áp lực phá rừng.
Bình luận (0)