Theo Heritage Daily, đó là một khu phức hợp nghi lễ có diện tích gần 4 ha ở tỉnh Qena, trong đó nổi bật nhất là Đền Hathor, chứa đựng các di chỉ từ thời Trung Vương Quốc cho đến thời Hoàng đế La Mã Trajan thống trị.
Cuộc khai quật mới nhất dẫn dầu bởi giáo sư Mamdouth El Damaty từ Đại học Ain Shams ở Cairo, cựu Bộ trưởng Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập, đã tiết lộ một cấu trúc La Mã ở khu vực từng được dùng để lấy nước từ thời Đế quốc Byzantine.
Chiếc đầu mang chân dung Hoàng đế Claudius tại cuộc khai quật - Ảnh: Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập
Tại cụm cấu trúc, một bức tượng nhân sư nhỏ trông rất lạ đã gây chú ý. Bức tượng đội chiếc mũ Nemes của pharaoh như các tượng nhân sư khác, phía trên trán có một con rắn hổ mang Ai Cập Uraeus như biểu tượng của chủ quyền, vị thế hoàng gia và uy quyền thần thánh.
Tuy nhiên khuôn mặt lại không phải bất kỳ vị pharaoh Ai Cập nào, thậm chí không giống người Ai Cập. Nhưng nó rất quen thuộc
Kết quả phân tích sơ bộ xác định đó chân dung của Hoàng đế Claudius, một vị hoàng đế La Mã cai trị Ai Cập từ năm 10 trước Công Nguyên đến năm 54 sau Công Nguyên. Ông tự coi mình là pharaoh và lấy tước hiệu hoàng gia là Tiberios Klaudios, Autokrator Heqaheqau Meryasetptah, Kanakht Djediakhshuemakhet.
Cụm từ có nghĩa là “Tiberius Claudius, Hoàng đế và người cai trị của những người cai trị, người yêu của Isis và Otah, con bò mạnh mẽ của mặt trăng ngự trị bền vững phía chân trời".
"Bức tượng thật sự rất đẹp, khuôn mặt của nó mang những nét đặc trưng hoàng gia được mô tả chính xác. Dấu vết của một nụ cười có thể được nhìn thấy trên mép miệng, có lúm đồng tiền ở hai bên. Có dấu vết của màu vàng và đỏ trên mặt" - giáo sư El Damaty cho biết
Bình luận (0)