Kiến tạo núi lửa khu vực này được biết từ lâu nhưng cho đến nay giới địa chất học nghĩ rằng nó chỉ là những ngọn núi lửa lớn vừa phải nằm giữa vùng đồi núi ở đại dương. Theo nghiên cứu của GS Hải dương học William Sager và cộng sự tại ĐH Texas A&M - Mỹ, núi lửa mang tên Tamu Massif này là ngọn núi lửa đơn độc lớn nhất thế giới.
Hình minh họa 3D núi lửa Tamu Massif - Ảnh Science Daily
Tamu Massif nằm tại vùng đồi núi Shatsy Rice có chiều cao lên tới 3,5 km và bắt rễ sâu 30 km dưới lòng biển, nằm cách bờ biển Nhật Bản 1.500 km về phía Đông.
Các nhà khoa học cho rằng Tamu Massif chứa hàng triệu km3 dung nham nhưng may mắn cho con người ở trái đất này vì nó vẫn nằm im lìm tử 145 triệu năm qua.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng diện tích núi lửa này sánh gần bằng núi lửa Olympus Mons trên Sao Hỏa - vốn được ghi nhận là ngọn núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời chúng ta.
Bình luận (0)