Ảnh minh họa siêu trái đất GJ 1214 từ ibtimes
Để xác định thành phần khí quyển của một hành tinh, các nhà khoa học quan sát sự thay đổi ánh sáng khi hành tinh dịch chuyển qua ngôi sao của nó. Quá trình tán xạ Rayleigh được sử dụng trong sự quan sát này, theo đó, bầu trời trở nên xanh khi ánh sáng của ngôi sao bị tán xạ bởi các phân tử ở khí quyển.
Siêu trái đất GJ 1214 được phát hiện hồi năm 2009, ở cách trái đất chúng ta 40 năm ánh sáng trong chòm sao Ophiuchus (Xà Phu), có khối lượng lớn hơn trái đất nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương hoặc sao Diêm Vương.
Khả năng có nhiều nước ở khí quyển GJ 1214 được lưu ý như đặc điểm giống trái đất nhưng nơi đây không thể có sự sống vì nhiệt độ lên đến khoảng 200 độ C do hành tinh này rất gần ngôi sao của nó – gần hơn gấp 70 lần so với khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.
Bình luận (0)