Quasar còn được gọi là "chuẩn tinh", từ lâu được biết đến như những "ngôi sao ma" sáng và tràn đầy năng lượng nhất vũ trụ. Quan sát từ xa, nó không khác một ngôi sao bình thường. Nhưng thực ra nó chỉ là một quầng vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà non trẻ đang còn hoạt động mạnh. Quasar chính là thứ được sinh ra khi các lỗ đen siêu khối nuốt chửng nhiều vật chất, khiến khí nóng bao quanh nó và phát ra bức xạ cực mạnh.
Ảnh đồ họa mô tả một "siêu sóng thần" quasar - ảnh: NASA/ ESA/J. Olmsted
Phát hiện mới của NASA cho thấy Quasar còn có thể mạnh và đáng sợ hơn tưởng tượng, khi chúng tập hợp thành một dòng chảy, đúng hơn là một cơn sóng thần không phải bằng nước mà bằng năng lượng, ập xuống càn quét không gian giữa các vì sao. Dòng chảy này không chỉ là mối hiểm họa cho một hành tinh, một "hệ mặt trời" khác, mà nó còn đủ sức xé toạc thứ lớn hơn: cả một thiên hà, nơi các quasar đó sinh sống.
Các quasar này chứa bên trong đó hàng loạt lỗ đen siêu khối, thường được giói thiên văn gọi là "lỗ đen quái vật", có thể tỏa sáng hơn 1.000 lần so với hàng trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà chủ của nó gộp lại. "Siêu sóng thần" quasar được tạo ra khi lượng bức xạ mà các lỗ đen háu đói phát ra quá nhiều, tạo nên một dạng gió vũ trụ chết chóc và thúc đẩy các quasar di chuyển thành dòng chảy.
Quasar mà Hubble phát hiện là một siêu sóng thần vũ trụ mang tốc độ kinh ngạc. Chỉ trong 3 năm, nó đã tăng tốc từ 69 triệu km/giờ lên 74 triệu km/giờ.
Tuy nhiên, có một điều bạn có thể yên tâm: các siêu sóng thần quasar dường như chỉ tồn tại trong các thiên hà trẻ tuổi, đang trong giai đoạn cuồng nộ ban đầu, chứ không phải các thiên hà già như Milky Way – thiên hà chứa trái đất.
Bình luận (0)