Theo Heritage Daily, khảo sát được thực hiện bởi Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) ở khu vực gọi là Castro Valente, một di tích khảo cổ tớn giữa tỉnh A Coruna và tỉnh Pontevedra ở Tây Ban Nha, đã được tiết lộ là một pháo đài khổng lồ thuộc về thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên.
Các nhà khảo cổ đã sử dụng LiDAR, một phương tiện viễn thám sử dụng ánh sáng ở dạng xung laser để đo khoảng cách thay đổi từ nơi phát laser đến mặt đất, xuyên qua các cấu trúc che phủ như tán cây, thảm cỏ... từ đó lập bản đồ 3D của cảnh quan với các cấu trúc ẩn mình.
Hình ảnh LiDAR cho thấy sự tồn tại của một pháo đài ma trên ngọn đồi - Ảnh: Đại học Santiago de Compostela
Castro Valente trước đây được cho là một khu định cư kiên cố thời kỳ đồ sắt trên một gò đồi cao 400 m, lần đầu tiên được đề cập trong các ấn phẩm thế kỷ 19 và 20.
Cuộc khảo sát mới đã tiết lộ thứ thú vị hơn nhiều là một pháo đài ma quái thời Trung Cổ, có diện tích lên tới 12 ha, được bao quanh bởi một bức tường phòng thủ kéo dài 1,2 km với 30 tòa tháp. Cụm cấu trúc được xây dựng theo kiểu La Mã.
Một cuộc khảo sát mặt đất đã xác định rằng các bức tường được xây dựng bằng gạch hai lá và có độ dày thay đổi từ 2,4 m đến 4,2 m. Cuộc khảo sát cũng xác nhận 6 tòa tháp trên mặt đất trong số 30 tòa mà LiDAR đã tìm thấy, cùng một tòa tháp thứ bảy đã bị phá hủy, để lại một vệt lửa.
Nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã xác định được một số cấu trúc bên trong được làm từ vật liệu và đá dễ hư hỏng, bao gồm gạch ngói từ thời La Mã và những mảnh gốm sứ đỏ dán nhỏ.
Nghiên cứu này là bước đầu tiên trong những bước thú vị tiếp theo để xác định bản chất thực sự của địa điểm, tuy nhiên phần còn lại của pháo đài hiện đang bị đe dọa bởi việc lắp đặt 4 tua-bin gió, 6 tháp điện và một 1 biến áp sắp diễn ra.
Bình luận (0)