Nhóm khoa học gia từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Viện Y sinh học Di truyền Quốc gia (NIBG, Ấn Độ) và Đại học California (Mỹ) đã lần tìm theo bộ gene của người hiện đại và các bằng chứng khảo cổ học để vén màn bí ẩn về cộng đồng dân cư cổ đại ở khu vực Nam Á hàng chục ngàn năm về trước.
Rakshasas đáng sợ không phải là quỷ như thần thoại miêu tả, họ là một loài người cổ đại - ảnh: ACIENT-ORIGINS
Phát hiện đặc sắc nhất trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature này là họ chân tướng của "những con quỷ khát máu Rakshasas" trong thần thoại Ấn Độ. Đó chính là những mảng ký ức mơ hồ về người Denisovans, một loài người cổ đã tuyệt chủng từng định cư lẫn với loài người hiện đại Homo Sapiens ở khu vực Châu Á. Qua hàng chục ngàn năm, các câu chuyện về loài người khác lạ này được lưu giữ qua ngôn ngữ truyền miệng, những hình vẽ thô sơ trên vách hang động, để rồi được tô vẽ thêm bằng trí tưởng tượng thành Rakshasas đáng sợ.
Nhóm người Denisovans trong truyền thuyết này sống ở khu vực thuộc Ấn Độ và Pakistan ngày nay, mang trong mình dòng máu Âu – Á.
Theo nhà khoa học Partha P. Majumder, người sáng lập NIBG, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, công trình giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bộ gene của người châu Á.
Việc xác định được sự giao thoa của các cộng đồng, nhất là các cộng đồng người khác loài só thể làm sáng tỏ nhiều biến thể DNA liên quan đến các bệnh tật hiện đại, ví dụ trong các cộng đồng có tỉ lệ "lai" Denisovans này, họ đã tìm thấy biến thể NEUROD1 liên quan đến một dạng bệnh tiểu đường.
Trước đó, nghiên cứu khác cũng của nhóm tác giả này trên cộng đồng Đông Nam Á, người ta cũng phát hiện một thuốc chống co giật phổ biến lại có tác dụng phụ lên hơn 400 triệu người ở đây nếu như họ vô tình thừa hưởng một số biến thể DNA khác biệt của một vị tổ tiên bí ẩn.
Người Denisovans - ảnh: Maayan Harel
Denisovans là một loài người cổ đã tuyệt chủng. Ở châu Á có khá nhiều cụm người Denisovans sinh sống, trong đó nổi tiếng nhất là người Denisovans ở Nam Á và một nhóm Denisovans khác ở khu vực miền Nam nước Nga và Tây Tạng ngày nay.
Các nhà khoa học cho rằng người Denisovans tuyệt chủng vào khoảng 30.000-40.000 năm về trước. Tuy nhiên, nhờ những cuộc hôn phối khác loài với người Homo Sapiens, dòng máu Denisovans vẫn tồn tại trong nhiều người. Một nghiên cứu của Đại học New York (Mỹ) công bố giữa năm nay cho thấy có tới 40% người châu Á còn mang chiếc răng hàm dưới thừa một chân kỳ lạ - dấu vết của các vị tổ tiên Denisovans.
Bình luận (0)