Theo giáo sư Tim Thompson, nhà nhân chủng sinh học ứng dụng từ Đại học Teesside (Anh), người đứng đầu nghiên cứu, đây là hệ quả của quá trình làm nóng đột ngột: trước khi dung nham kịp vùi lấp, chàng trai 20 tuổi cũng như nhiều người khác đã hứng chịu một làn sóng nhiệt kinh khủng khiến nhiệt độ nhanh chóng tăng lên 520 độ C.
Thị trấn ma Herculaneum, tuy kém tráng lệ như thành phố Pompeii lân cận nhiều, nhưng cũng đủ gây choáng váng sau gần 2.000 năm hoang phế - ảnh: HERCULANEUM BLOG
Cũng như vài người khác, đầu chàng trai xấu số bị nổ tung, nhưng bộ não đã kịp trải qua quá trình gọi là "thủy tinh hóa". Trên bờ biển gần căn phòng anh ta qua đời còn có những người khác cũng chịu sóng nhiệt, nhưng có vẻ họ bị thiêu đốt từ từ nên quá trình thủy tinh hóa không xảy ra.
Một mảnh não thủy tinh của chàng trai La Mã thông minh - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Đáng ngạc nhiên nhất là mạng lưới thần kinh của chàng trai được bảo quan nguyên vẹn, giúp các nhà khảo cổ có cơ hội đặc biệt để hiểu về khả năng nhận thức của người cổ đại. Các nhà khoa học đã dễ dàng quan sát qua khối thủy tinh, và nhận định đó là một hệ thần kinh có tổ chức cao. Điều này không quá bất ngờ, bởi vào thời điểm đó, khi phần lớn thế giới vẫn tồn tại dạng xã hội khá sơ khai, mang tính bộ lạc, thì tại đây đã mọc lên những đô thị La Mã tráng lệ và cực kỳ văn minh.
Những hài cốt đang ngồi trò chuyện, chưa kịp nhận biết về cái chết bất ngờ là hình ảnh đau thương gây ấn tượng mạnh mẽ tại khu đô thành La Mã bị siêu núi lửa tàn phá - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Thảm họa siêu núi lửa Vesuvius, nay thuộc địa phận Ý, xảy ra vào năm 79 sau Công Nguyên, nhiều lần đi vào phim ảnh. Ở thị trấn ma Herculaneum cũng như thành phố Pompeii và nhiều thị trấn lân cận, nhiều người được tìm thấy trong nhiều cách chết kỳ dị, trong đó gây thương cảm nhất vẫn là những người còn nguyên tư thế đang ngủ, đang làm việc, đang ôm nhau... khi tro bụi núi lửa bất ngờ ập xuống và khiến họ "hóa đá".
Bình luận (0)