Theo báo cáo trong tạp chí Astrophysical Journal Letters, Wolf 1061c là một trong ba hành tinh được phát hiện quay quanh ngôi sao lùn nhỏ Wolf 1061 trong chòm sao Ophiuchus.
Tiến sĩ Duncan Wright thuộc Đại học New South Wales (Úc), tác giả chính của bài nghiên cứu, cho biết Wolf 1061c có quỹ đạo nằm trong “Goldilocks Zone” – vùng có thể có nước lỏng và thậm chí là tồn tại sự sống.
“Khám phá này thực sự thú vị vì Wolf 1061 là ngôi sao tĩnh và ổn định. Đây là điều kiện quan trọng để sự sống có thể tồn tại. Sau khi xem xét hàng ngàn hành tinh khác, chúng tôi nhận thấy mặt trời là một ngôi sao đặc biệt tĩnh. Và điều này cũng đúng đối với ngôi sao Wolf 1061”, tiếng sĩ Duncan cho biết.
Wolf 1061 là ngôi sao có khối lượng bằng khoảng 1/4 khối lượng của mặt trời. Nó có nhiệt độ bề mặt khoảng 3.100 độ C – hơn 1/2 nhiệt độ của mặt trời.
Các nhà thiên văn học cho rằng ba hành tinh mới được phát hiện có bề mặt là đất đá. Hành tinh gần nhất quay quanh ngôi sao mỗi 5 ngày và có khối lượng gấp 1,4 lần khối lượng của trái đất. Hành tinh thứ ba mất 67 ngày để hoàn thành quỹ đạo và nặng gấp 5,2 lần trọng lượng trái đất. Còn Wolf 1061c ở giữa có khối lượng gấp 4,3 lần trái đất và mất 18 ngày để hoàn thành quỹ đạo.
“Thật thú vị khi phát hiện ra rằng ở trên một ngôi sao gần trái đất lại có thể tồn tại sự sống”, Duncan nói.
Bằng phương pháp “Wobble Method”, Tiến sĩ Duncan và đồng nghiệp đã nhìn thấy ngôi sao Wolf 1061 lắc lư qua lại do lực hấp dẫn khi các hành tinh quay quanh nó. Ông dự đoán trong tương lai không xa, ta có thể sẽ phát hiện thêm nhiều hành tinh có vùng sinh sống có quỹ đạo quay quanh các ngôi sao lùn đó.
“Có đến 100 tỉ ngôi sao trên Dải Ngân Hà và nửa trong số đó là sao lùn đỏ. Một nửa trong số sao lùn đỏ đó có nhiều hệ hành tinh bề mặt đất quá xung quanh chúng. Điều đó có nghĩa là trong tương lai, mặc dù không thể phát hiện ra hết, nhưng ta sẽ có thêm cơ hội tìm ra nhiều hành tinh có sự sống khác”.
Bình luận (0)