Sinh vật được đặt tên là Ordosipterus planignathus, sống cách đây 120 đến 110 triệu năm, tức thuộc kỷ Phấn Trắng. Nó thuộc họ Dsungaripteridae, một nhóm động vật ăn thịt đáng sợ gồm một số chi và loài thống trị châu Á và Nam Mỹ. Họ này lại thuộc một lớp bò sát lớn hơn gọi là pterosaurs, tức "dực long" hay "thằn lằn có cánh". Chúng thực sự là một dạng khủng long, nhưng lại biết bay.
Hình ảnh tái hiện loài sinh vật mới được phát hiện - Ảnh: Chuang Zhao.
Nghiên cứu dẫn dầu bởi tiến sĩ Shu-an Ji, nhà cổ sinh vật học từ Viện Địa chất thuộc Học viện Khoa học địa chất và Phòng thí nghiệm trọng điểm về địa tầng và cổ sinh vật học (Bộ Tài nguyên Trung Quốc) cho biết phần hóa thạch được tìm thấy chỉ là các phần trước của hàm dưới còn nguyên khớp hàm và một phần răng. Chúng được khai quật tại địa phận khi tự trị Nội Mông.
Tuy hóa thạch ít ỏi, nhưng các kỹ thuật hiện đại và dữ liệu về các dực long khác đã hé lộ sự thật về sinh vật. Việc phát hiện ra nó của cố thêm giả thuyết rằng Nội Mông ngày nay từng là một "thánh địa khủng long" kỷ Phấn Trắng, vì đã có khá nhiều cá thể đủ chủng loại được phát hiện.
Các phần hóa thạch - Ảnh: Shu-an Ji
Chưa thể tính toán được kích thước con vật, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó phải thuộc nhóm các dực long to lớn với sải cánh vài mét, theo bài công bố trên tạp chí khoa học China Geology.
Dực long to nhất được ghi nhận trước dây là loài azhdarchids khổng lồ, động vật bay lớn nhất mọi thời đại với sải cánh 9 m và chiều cao tương đương hươu cao cổ. Chúng hầu hết là động vật ăn thịt mạnh mẽ, có thể săn cả khủng long. Đây cũng là nhóm sinh vật đầu tiên bay trên Trái Đất nên hoàn toàn chiếm lĩnh bầu trời cổ đại.
Bình luận (0)