xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“So găng” giành ngôi vị số 3

XUÂN HẠO

Trong khi Apple và Samsung cạnh tranh nhau ngôi vị số 1 và 2 trên thị trường di động thì một cuộc chiến khác cũng nảy lửa không kém để giành vị trí thứ 3

Năm 2013 là thời điểm mà cuộc cạnh tranh ngôi vị thứ 3 đạt cao trào. Những kẻ tham gia cuộc đua đều có tham vọng vượt qua 2 cựu binh sừng sỏ là Microsoft và Blackberry (mới đổi tên từ RIM) để xếp phía sau Apple và Samsung.
 
img
Cuộc đua doanh số của các hệ điều hành sẽ quyết định vị thế của chúng trên thị trường
(Tranh minh họa trên Businessweek - Bloomberg)

Hai đấu thủ nặng ký

Cuộc đua này không chỉ với doanh số bán ra mà còn là sự xâm chiếm thị trường của các hệ điều hành di động. Vị trí thứ 3 quan trọng là vì gần như không thể vượt qua được sự thống trị của iOS (Apple) và Android (Samsung - Google), do cả 2 hệ điều hành này chiếm đến 91,1% thị trường (số liệu quý IV/2012).

Đầu tiên, chiến thuật mà các ứng cử viên cho vị trí thứ 3 thường áp dụng là tạo ra một nền tảng thực sự giàu có về tính năng, đủ sức để cạnh tranh trực tiếp với những hệ điều hành vốn đã định hình như iOS và Android. Tiếp đến là tìm cách chen chân vào một mảng thị trường mà 2 vị “vua” trên vẫn chưa đụng đến, tức là né tránh cạnh tranh trực tiếp.

Cả 2 công ty Microsoft và Blackberry đều là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí thứ 3. Microsoft đã đổ hàng đống tiền vào “canh bạc” của thị trường di động, tạo nên Windows Phone 8 - một hệ điều hành “anh em” của Windows 8. Sức mạnh của Microsoft không chỉ là năng lực tài chính, họ còn tận dụng luôn lợi thế của Windows trên thị trường máy tính cá nhân, biến Windows Phone thành một hệ điều hành có thể hoạt động song song với máy tính PC và các dịch vụ kèm theo.

Kết hợp với Nokia và HTC, Microsoft có thể tự hào với các sản phẩm Windows Phone 8 rất chất lượng. Tuy nhiên, Windows Phone còn quá non trẻ. Sự thiếu thốn về kho nội dung và phần mềm tiện ích, cộng với sự lấn át của iOS và Android khiến doanh số của các sản phẩm này không được như mong đợi.

Trong khi đó, Công ty Blackberry có lẽ còn khó khăn hơn. Blackberry vừa phải trải qua một giai đoạn thay đổi lớn với sự ra đời của Blackberry 10. Các sản phẩm của hệ điều hành này là Blackberry Z10 và Q10 (vừa có mặt ở Việt Nam) đều thực sự rất ấn tượng nhưng lại tham gia cuộc đua khá trễ.

Tuy nhiên, nên nhớ Blackberry từng là “vua” công nghệ di động thời kỳ “tiền iPhone”. Cả Microsoft lẫn Blackberry đều muốn hệ điều hành của họ trở thành đối thủ trực tiếp của Android và iOS, thậm chí ở cả thị trường cao cấp.

Nhăm nhe tiếm vị

Hàng loạt tên tuổi khác cũng đang nhăm nhe thâm nhập thị trường di động. Điện thoại đầu tiên vận hành Tizen, một sản phẩm bắt nguồn từ cuộc hợp tác giữa Samsung và Intel, được xếp lịch ra mắt vào quý III năm nay. Samsung dự tính sẽ tích hợp Bada, một hệ điều hành cũ và lỗi thời, vào Tizen, biến nó thành một hệ điều hành đầy công năng.

Trong khi đó, Công ty Canonical, đứng đằng sau hệ điều hành gốc Linux là Ubuntu, cũng đã ra mắt phiên bản Ubuntu dành cho điện thoại smartphone. Ubuntu tận dụng cơ sở đã có từ phiên bản hệ điều hành dành cho máy tính, gồm các phần mềm tiện ích và cộng đồng phát triển phần mềm đông đảo. Canonical cũng ký kết hợp tác với Qualcom - một nhà sản xuất chip vi xử lý di động - để sớm ra mắt một sản phẩm sử dụng chip của hãng này.

Tuy nhiên, Canonical không phải là hãng duy nhất sử dụng Linux. Công ty Phần Lan Jolla đang chuẩn bị cho một sản phẩm sử dụng hệ điều hành “Sailfish” với gốc gác tương tự Ubuntu. Yếu tố “ăn tiền” của “Sailfish” là khả năng tinh chỉnh tự do mà không bị ràng buộc bởi một công ty chủ quản như Android với Google. Jolla sẽ áp dụng “Sailfish” cho các sản phẩm tầm trung và giá rẻ, với thị trường trọng điểm là Trung Quốc.

Mozilla, hãng đứng đằng sau trình duyệt web nổi tiếng Firefox, lại tung ra một hệ điều hành cùng tên cho smartphone. Hệ điều hành Firefox OS có thể sử dụng công nghệ HTML5, các phần mềm phát triển trên công nghệ này đều có thể vận hành trên cả 3 hệ điều hành. Mozilla đã sớm có những sản phẩm đầu tiên do Huawei, LG và ZTE sản xuất, dự đoán sẽ ra mắt trong năm nay. Mozilla cho biết yếu tố giá thành thấp sẽ đóng vai trò quan trọng cho các dòng sản phẩm Firefox OS.
 

Dòng điện thoại giá rẻ của Nokia

Cuộc đua này chắc chắn sẽ có lợi cho người tiêu dùng vì càng cạnh tranh, giá thành sẽ giảm, đồng thời sẽ kích thích công nghệ di động phát triển. Hiệu ứng rõ ràng nhất là việc Nokia vừa ra mắt dòng điện thoại mới với hệ điều hành Asha. Thành viên đầu tiên của dòng sản phẩm này là Nokia 501, được giới thiệu hôm 9-5 tại Ấn Độ, giá chỉ 99 USD. Đây là loại điện thoại nhỏ gọn với màn hình cảm ứng 3 inch, camera 3,2 megapixel, có cả một phiên bản 2 sim.

Asha vốn là hệ điều hành dành cho các dòng điện thoại “Feature Phone”, giá rẻ, có nhiều tính năng nhưng không đủ để được gọi là smartphone. Asha đã đem lại thành công đáng kể cho Nokia với doanh số 9,3 triệu máy bán ra vào quý IV/2012. Lần này, cùng với Nokia 501, Nokia công bố “nền tảng Asha”, một bản nâng cấp với công năng tốt hơn, đặc biệt là với nhiều công cụ phát triển phần mềm hơn. Nokia 501 thiết kế rất hiện đại và tinh tế. “Át chủ bài” mới nhất của hãng này là smartphone cao cấp Lumia 928, sẽ được bán ra vào ngày 16-5 tại Mỹ qua nhà mạng Verizon.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo