Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chấn học địa cầu Daniel Frorst từ Đại học California ở Berkeley đã nhận thấy điều bất thường khi sóng địa chấn truyền qua địa cầu: chúng dường như di chuyển nhanh hơn 3% khi di chuyển theo phương thẳng đứng (từ cực này sang cực khác) so với thời gian di chuyển từ Đông sang Tây.
Cấu trúc bên trong Trái Đất - Ảnh: SCIENTFIC AMERICAN
Họ đã thiết lập các mô hình mới về cấu trúc Trái Đất dựa trên dữ liệu địa chấn và kết luận rằng phần lõi rắn của hành tinh đang phát triển nhanh hơn 1 bên, cụ thể là phần bên dưới biển Banda của Indonesia, trong khi phía đối diện (bên dưới Brazil) phát triển rất chậm. Điều này dẫn đến việc lõi Trái Đất không còn là khối cầu nằm giữa trung tâm như chúng ta tưởng tượng nữa mà đang bị méo dần và có xu hướng lệch về một phía.
"Đã từng có thời gian hành tinh của chúng ta không có lõi rắn. Phần trong cùng của Trái Đất chứa một khối vật chất nóng chảy hàng vào thời điểm hàng tỉ năm trước, sau đó sắt lỏng mới bắt đầu nguội đi và đông đặc lại, biến trung tâm Trái Đất thành một cụm sắt kết tinh khổng lồ, vẫn đang phát triển" - tờ Science Alert trích dẫn nghiên cứu.
Quả cầu méo mó mang tên "lõi Trái Đất" này cũng phát triển chậm hơn bên dưới các cực, nên đang dần có hình dạng hơn bẹp. Theo tiến sĩ Frost, mức tăng trưởng ở phía các cực thấp hơn đến 40% tốc độ trung bình, trong khi mức tăng trưởng ở phía xích đạo cao hơn đến 130%. Tốc độ tăng trưởng ở vùng xích đạo ở 2 phía Đông Tây cũng cách biệt nhau, có điểm cao hơn đến 160% so với tốc độ trung bình toàn cầu.
Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Geoscience cũng khẳng định sự tăng trưởng lệch lạc này đã xảy ra từ khi lõi hành tinh bắt đầu rắn hơn, tức khoảng nửa tỉ đến 1,5 tỉ năm gần đây.
Bình luận (0)