Theo Science Alert, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật gọi là địa chấn học phản xạ và phát hiện ra một cảnh quan ngoạn mục được gọi là "thung lũng đường hầm", được chạm khắc ngoạn mục bởi các con sông băng cổ đại.
Cảnh quan ngoạn mục của "thế giới bị thất lạc" - Ảnh: Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh
Đó là một thế giới kỷ băng hà từng tồn tại trên bề mặt Trái Đất 21.000 trước, nhưng hoạt động kiến tạo của Trái Đất đã làm nên một điều kỳ lạ là kéo cả mảng đất rộng lớn chìm xuống đại dương nguyên vẹn.
Theo nhà địa vật ký James Krikham từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này sẽ giúp họ lật lại quá khứ của các sông băng kỷ băng hà, từ đó hé lộ nhiều chi tiết bất ngờ về quá trình biến động của Trái Đất.
Phương pháp tìm ra "thế giới bị thất lạc" này - địa chấn học phản xạ - dựa vào các rung động lan truyền dưới lòng đất để tạo ra một "bản đồ 3D" về các cấu trúc ngầm. Nhiều cấu trúc lạ lùng của hành tinh đã được nhiều nhóm nghiên cứu tìm ra thông qua kỹ thuật này, nhưng việc tìm thấy cả một cảnh quan cổ đại nguyên vẹn là điều hiếm thấy.
Thế giới bị thất lạc cũng đang trải qua những điều mà thế giới hiện đại trải qua: sự tan chảy của các sông băng do khí hậu ấm dần lên. Do đó nghiên cứu về "thung lũng" đường hầm có thể giúp chúng ta dự đoán được những gì sẽ xảy ra cho các vùng băng giá ở Bắc Cực và Nam Cực.
Bình luận (0)