Cuộc khảo sát vệ tinh diễn ra ở lưu vực Carpathian phía Nam Trung Âu, nơi các nhà khảo cổ tin rằng chứa đựng rất nhiều tàn tích của các nền văn hóa thời đại đồ sắt.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi PGS Barry Molloy từ Đại học Dublin (Ireland) đã lần theo manh mối các "bóng ma" mà vệ tinh tiết lộ, thực hiện khảo sát thực địa và thăm dò địa vật lý và xác định đó đúng là hơn 100 di chỉ khảo cổ rất lâu đời.
Một cụm cấu trúc cổ đại hiện ra lờ mờ giữa đồng - Ảnh: ĐẠI HỌC DUBLIN
Theo Heritage Daily, phần lớn các địa điểm được xây dựng từ năm 1600 đến năm 1450 trước Công nguyên và hầu như đều đã sụp đổ từ khoảng năm 1200 trước Công nguyên, bị bỏ hoang hàng loạt.
Các địa điểm này chứa cả những cấu trúc mang tính rào chắn, là hệ thống phòng thủ sơ khai và có thể là tiền thân của các mô hình phòng thủ mà những pháo đài châu Âu nổi tiếng sau này áp dụng.
Nói cách khác, các "bóng ma" còn thể hiện cách mà kỹ thuật xây dựng của người Trung Âu cổ đại dần phát triển qua nhiều thời kỳ.
Một số địa điểm lớn hơn liên quan đến mạng lưới này đã được biết đến trước đây, là các pháo đài sơ khai cỡ lớn. Tất cả cho thấy đó là một phần của cả một mạng lưới nhiều cộng đồng nhỏ cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong bài công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, các cộng đồng trong khu vực này trải dài bên sông Tisza, được gọi chung là Nhóm địa điểm Tisza (TSG), mỗi cộng đồng nằm cách nhau 5 km, là một mạng lưới hợp tác.
TSG đóng vai trò quan trọng như một trung tâm đổi mới ở châu Âu thời tiền sử, là bước ngoặt trong việc xây dựng hệ thống xã hội cổ đại cho khu vực.
Trong thời kỳ TSG suy tàn - khoảng năm 1200 trước Công nguyên - các kỹ thuật quân sự, công nghệ đào đất phức tạp của họ đã phổ biến khắp châu Âu, đi kèm với sự lan tỏa của nền văn hóa.
Bộ dữ liệu khổng lồ ẩn chứa trong các "bóng ma", nay đã nằm lẫn khuẩn bên dưới các cánh đồng trù phú ở lưu vực Carpathian, sẽ là cơ sở cho một loạt các nghiên cứu khác về các nền văn minh và sự phát triển khoa học kỹ thuật ở châu Âu cổ đại.
Bình luận (0)