Tắc kè đổi màu do phản xạ ánh sáng. Ảnh The Telegraph
Chuyên gia sinh học Michel Milinkovitch thông báo: “Chúng tôi rất ngạc nhiên. Trước đây người ta cứ tưởng rằng tắc kè bông đổi màu qua các sắc tố. Tuy nhiên, cơ chế thực sự hoàn toàn khác và liên quan đến quá trình vật lý”.
Trong hầu hết trường hợp thay đổi màu sắc ở động vật, sắc tố melanin thay đổi độ sáng của màu bằng cách phân tán hay tập trung tế bào dẫn đến thay đổi cường độ màu sắc, chứ không thay đổi sắc độ. Lâu nay, người ta cũng giải thích tương tự như vậy đối với sự đổi màu của tắc kè bông. Tuy nhiên, nghiên cứu lần này cho thấy, cách giải thích như trên không đúng.
Phân tích trên da loài vật này cho thấy sự đổi màu được điều chỉnh từ những “tinh thể lượng tử ánh sáng” được tìm thấy ở lớp tế bào chứa sắc tố và phản xạ ánh sáng được gọi là iridophore - vốn nằm ngay bên dưới tế bào sắc tố. iridophore cũng được tìm thấy ở một số loài bò sát khác như rắn và lưỡng cư như ếch, giúp cho chúng có màu xanh lục và xanh lơ.
Xem clip tắc kè bông đổi màu:
Ở tắc kè bông, nhóm tinh thể trong suốt siêu nhỏ có thể biến hóa cách ánh sáng phản xạ. Theo đó, khi chúng ở trạng thái bình thường, các tinh thể được sắp xếp trong mạng lưới khít hơn và phản chiếu ánh sáng xanh có bước sóng dài. Ngược lại khi bị kích động, mạng lưới tinh thể bung ra cho phép chúng phản xạ ánh sáng vàng và đỏ. Hiện tượng đổi màu chỉ xảy ra ở con đực.
Bình luận (0)