Ý tưởng nghiên cứu này xuất phát từ quan điểm mãn kinh ở nữ giới là quá trình tiến hóa để ngăn các nữ tổ tiên của chúng ta tiếp tục sinh sản nhằm hỗ trợ những người họ hàng trẻ hơn chăm sóc con cái. Không phải trải qua những đau đớn sinh nở nữa sẽ giúp phụ nữ có thời gian chăm sóc con cháu, bảo vệ dòng giống di truyền.
Các nhà khoa học cho biết phụ nữ thường có xu hướng rời xa cha mẹ ruột và chuyển tới sống với gia đình nhà chồng sau khi kết hôn. Điều này đồng nghĩa với việc các con của họ thường gắn kết hơn với những người xung quanh chúng, có quan hệ mật thiết với họ hàng bố hơn mẹ. Do đó, các gien mà một cô con gái thừa hưởng từ bố, đến giai đoạn trưởng thành sẽ ngăn cản cô tự sinh thêm con để cô có thể chăm sóc những người họ hàng còn ít tuổi quanh mình. Tuy nhiên, DNA người con gái nhận được từ mẹ muốn cô tự mình sinh thêm nhiều con để giúp đảm bảo số gien từ mẹ tiếp tục được di truyền.
TS Francisco Ubeda, nhà nghiên cứu đến từ Đại học London (Anh) nói: "Các gien di truyền từ bố đã thúc đẩy quá trình mãn kinh sớm ở nữ giới, trong khi các gien thừa hưởng từ mẹ lại cố gắng trì hoãn quá trình này".
Xung đột di truyền này không những lý giải tại sao phụ nữ phải trải qua thời kỹ mãn kinh mà còn giả thích cả về những tác dụng phụ đi kèm với nó.
Theo các nhà khoa học, những hiểu biết sâu hơn về các gien liên quan có thể dẫn đến sự ra đời của một dạng xét nghiệm giúp phỏng đoán người phụ nữ có bao nhiêu thời gian để bắt đầu lập gia đình và sinh con, đẻ cái. Một trong những cách hữu hiệu nhất hiện nay là xem độ tuổi bước vào giai đoạn mãn kinh của người mẹ.
Bình luận (0)