Giáo sư Bernard Chang - bác sĩ nhãn khoa thuộc Đại học Hoàng gia Anh - cho biết khi hệ thần kinh phó giao cảm của hệ thống thần kinh thực vật bị tác động bởi cảm xúc sẽ gây ra các cơn co thắt bên trong tuyến lệ giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa nỗi buồn.
Thông thường, con người có xu hướng khóc mỗi khi gặp chuyện buồn đau, tuyệt vọng. Ngoài mục đích giải tỏa, khóc còn là dấu hiệu thông báo với mọi người về việc mình cần sự giúp đỡ, Giáo sư Vingerhoets - người dẫn đầu các nghiên cứu về mắt, cho biết.
Ông cho biết thêm, con người là động vật duy nhất có thể tạo ra những giọt nước mắt cảm xúc, người khóc nhiều nếu họ được sinh ra trong gia đình “mau nước mắt”.
Lý giải về việc phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông, các chuyên gia cho rằng testosterone - nội tiết tố quan trọng có nhiều nhất ở nam giữ vai trò ức chế thói quen khóc. Ngược lại, lượng testosterone ở phụ nữ rất thấp nên họ dễ yếu đuối, sướt mướt.
“Chúng ta thấy rõ điều này trong các hoạt động chuyển đổi giới tính. Các bệnh nhân thường báo cáo với chúng tôi về việc họ khóc nhiều hơn (nếu chuyển giới thành nữ) và khó khóc hơn (nếu chuyển giới thành nam)".
Một số người thường khóc trong lúc ăn gọi là hội chứng Bogorad hoặc "nước mắt cá sấu" (cá sấu thường chảy nước mắt trong lúc ăn con mồi).
Điều này liên quan đến chứng suy nhược thần kinh mặt và thường gặp ở những người bị hội chứng liệt Bell (viêm dây thần kinh số 7) gây méo miệng, liệt cơ tạm thời một bên mặt.
Những dây thần kinh bất thường mới phát triển trở lại nối với tuyến lệ, mỗi lần kích thích cơ mặt hoạt động (nhai) thì cũng đồng thời kích thích tuyến lệ sản xuất nước mắt gọi là tình trạng “nước mắt cá sấu”.
Bình luận (0)