Đám mây phân tử Perseus, còn gọi là IC348, chứa những ngôi sao rất trẻ mới 2-3 triệu năm tuổi đã được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Susan Iglesias-Groth của Viện Vật lý thiên văn Canarias (IAC - Tây Ban Nha) tìm hiểu thông qua những quan sát của kính viễn vọng Spitzer của NASA.
Theo tờ Space, quang phổ đáng kinh ngạc mà Spitzer đã ngừng hoạt động thu được từ Đám mây phân tử Perseus đã tiết lộ một số thành phần đáng kinh ngạc, đó là sự hiện hiện của hiều phân từ hydro, hydroxyl, nước, carbon dioxide, amoniac.
Các phân tử quan trọng để tạo nên sự sống đã được tìm thấy ở Đám mây phân tử Perseus cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng - Ảnh: IAC
Những thứ này có thể đóng vai trò hình thành các hydrocarbon phức tạp hơn và các phân tử tiền sinh học bao gồm hydro xyanua (HCN), ethane (C2H6), hexatrine (C6H2), benzen (C6H6).
Ngoài ra họ còn tìm thấy một số loại phân tử carbon khổng lồ gọi là fullerene và hydrocarbon thơm đa vòng.
Thành phần phân tử phức tạp này có nghĩa đám mây này chứa các yếu tố cần thiết để các ngôi sao non trẻ mà nó đang sinh ra được thiết lập để có cơ hội tạo nên một thế giới có sự sống như Trái Đất.
Các phân tử này sẽ đi vào thành phần của các ngôi sao mang đĩa tiền hành tinh đang hình thành, cũng gợi ý về cách những khối xây dựng sự sống đầu tiên đã hiện diện trên Trái Đất như thế nào.
Nhóm nghiên cứu dự định sẽ tiếp tục quan sát đám mây phân tử thú vị này bằng siêu kính viễn vọng James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ Mỹ, châu Âu và Canada), thứ hứa hẹn tiết lộ quang phổ chi tiết hơn và làm rõ hơn thành phần hóa học của đám mây.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Bình luận (0)