Một số nhà thiên văn học đưa ra các đề xuất nên loại bỏ thiên vị về những dấu hiệu liên quan đến vị trí của các thiên thể trong Hệ mặt trời.
Hiệp hội thiên văn học quốc tế IAU - chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn, đã tụ tập các nhóm làm việc đặc biệt để xem xét có nên coi Sedna là một hành tinh trong Hệ mặt trời hay không, và ngay cả Pluto đã phải là một hành tinh chưa?
Tiểu hành tinh Sedna được khám phá vào tháng 7/2005, trong vành đai đá Kuiper, bên ngoài Hải vương tinh. Những người phát hiện đã gán cho nó là hành tinh thứ mười, bởi vì nó có kích thước lớn hơn hành tinh thứ 9, Diêm vương tinh Pluto.
Hệ Mặt trời được coi có 9 hành tinh, thứ tự từ trong ra ngoài gồm có : Thủy tinh Mecury, Kim tinh Venus, Trái đất, Hỏa tinh Mars, Mộc tinh Jupiter, Thổ tinh Saturn, Thiên vương tinh Uranus, Hải vương tinh Neptune, và Diêm vương tinh Pluton. Trong đó Mộc tinh lớn nhất với khối lượng bằng 2.5 lần tổng khối lượng các hành tinh khác cộng lại (bằng 318 lần khối lượng Trái đất), đường kính 142.800 km. Diêm vương tinh là hành tinh nhỏ nhất và xa nhất, đường kính 4000 km, cách Mặt trời 6 tỷ km. Ở giữa sao Hỏa và sao Mộc có một vành đai các thiên thạch và tiểu hành tinh, là nguồn gốc phát sinh các sao chổi lang thang trong Hệ mặt trời. |
Bên ngoài Hải vương tinh, trong vùng không gian của Diêm vương tinh là vành đai Kuiper các tiểu hành tinh với quỹ đạo dẹt nằm ngoài rìa Hệ mặt trời.
Cuộc tranh luận trở nên gay cấn khi các nhóm không thể đi đến nhất trí. Có hai ý kiến được đưa ra, dựa trên những tiêu chí hoàn toàn khác nhau.
Đề xuất của nhóm đến từ Viện nghiên cứu Tây nam, Southwest Research Institute ở Boulder, Mỹ, đơn giản chỉ dựa vào kích thước của vật thể. Điều đó có nghĩa là Sedna cũng là một hành tinh, và thậm chí số hành tinh trong Hệ mặt trời có thể còn tăng thêm nếu như tìm thấy ở vành đai Kuiper những thiên thể có kích thước tương tự như Pluto.
Nhưng đề xuất thứ hai, đưa ra bởi nhóm đến từ trung tâm Minor Planet của IAU ở Cambridge, cho rằng việc đặt ngưỡng kích thước để xác định tiêu chí có là hành tinh hay không, hoàn toàn độc đoán.
"Không có một giá trị khoa học nào khi xác nhận có 9 hành tinh, bao gồm cả Pluto - như vậy, có rất nhiều thiên thể nhỏ tương tự như thế, chẳng nhẽ cũng có thể coi chúng là các hành tinh?" - trưởng nhóm, Brian Marsden đặt câu hỏi.
Như vậy, nếu căn cứ theo đề xuất thứ hai, số lượng hành tinh trong Hệ mặt trời sẽ bị giảm đi, tức là Pluto cũng chưa được coi là hành tinh. Theo quan điểm này thì một thiên thể sẽ được coi là hành tinh khi nó là một cá thể nổi trội hơn so với các thiên thể lân cận, cả về kích thước lẫn động lực quỹ đạo.
Các tiểu cá thể khác trong vành đai bên ngoài Hỏa tinh không được coi là hành tinh vì chúng có quá nhiều các cá thể tương tự trong khoảng không gian hẹp. Và Diêm vương tinh Pluto cũng không được kể đến bởi vì nó ở gần hành tinh đồ sộ hơn- Hải vương tinh Neptune.
Trong cuộc tranh luận còn có một đề xuất thứ 3 được đưa ra bời nhóm đến từ London, nhưng rất lạc xa với chủ đề ban đầu. Ý kiến này chỉ phân loại các hành tinh, dựa vào các đặc tính của nó như vị trí, thành phần cấu tạo hay là mức độ văn minh tồn tại trên hành tinh đó. Theo sự phân loại này thì Trái đất sẽ là "hành tinh đất có sự sống", còn Diêm vương tinh Pluto sẽ là một hành tinh "được ghi vào lịch sử" (historic planet).
Brian Marsden thích ý tưởng thứ ba này, bởi nó cho phép giải thích với công chúng về Pluto như là một điều đặc biệt. Còn Alan Stern, thành viên nhóm Viện nghiên cứu Southwest Research Institute thì lại kịch liệt phản đối ý tưởng này, vì nó lạc ra ngoài chủ đề. "Mọi người sẽ hỏi tại sao một tiến sĩ lại không thể nói khi nào một thiên thể là một hành tinh, trong khi những người bình thường cũng có thể nói được".
Các nhóm sẽ biểu quyết các ý kiến trong thời gian tới, nhưng cuộc tranh cãi có thể sẽ vẫn còn tiếp diễn không biết đến bao giờ...
Bình luận (0)