Truyền hình Trung Quốc tường thuật trực tiếp cảnh Thỏ Ngọc đáp xuống mặt trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc đã đồng loạt vỗ tay khi được nhìn thấy Hằng Nga-3 hạ cánh thành công xuống bề mặt mặt trăng thông qua các màn hình lớn tại trung tâm kiểm soát ở Bắc Kinh.
Vài giờ sau, khi Hằng Nga-3 hạ cánh xuống mặt trăng, cỗ xe tự hành Thỏ Ngọc đã tách khỏi tàu đổ bộ vào sáng sớm nay (giờ Bắc Kinh). Thỏ Ngọc đã xuống bề mặt mặt trăng lúc 4 giờ 35 phút sáng ngày 15-12 và di chuyển trên đó, để lại một vết sâu trên bề mặt "chị Hằng". Quá trình này đã được camera trên tàu đổ bộ ghi lại và các hình ảnh được gửi về trái đất.
Hằng Nga-3 sẽ hoạt động trên mặt trăng khoảng 1 năm, trong khi Thỏ Ngọc được trang bị một máy phát điện đồng vị phóng xạ nhiệt (RTG) để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thám hiểm mặt trăng khi nhiệt độ xuống thấp đến -180 độ trong vòng 3 tháng. Ngoài ra, Thỏ ngọc còn được trang bị 6 bánh xe và ít nhất 4 máy ảnh cùng 2 chân cơ động để có thể khai thác các mẫu đất ở độ sâu đến 30 m.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại rằng sứ mệnh của Hằng Nga 3 sẽ là sai lệch kết quả nghiên cứu môi trường bụi trên mặt trăng của NASA.
Bình luận (0)